Chú Hans sung sướng

Chú Hans đi làm thuê đã được bảy năm, trước lúc thôi việc trở về quê chú được chủ thưởng cho một khối vàng to bằng cái đầu của chú. Hans rút trong túi ra một chiếc khăn và bọc khối vàng đó lại, vác lên vai rồi lên đường về quê mẹ. Hanxơ đang lững thững đi, chân nọ nối gót chân kia thì gặp một người dáng nhanh nhẹn, đang hớn hở cưỡi một con ngựa phóng tới. Hanxơ nói bô bô:

– Chà, chẳng có gì thú vị bằng cưỡi ngựa; ngồi trên mình ngựa khác gì ngồi trên ghế nệm, chẳng vấp phải đá, lại đỡ hại giầy mà đi băng băng chẳng khó khăn gì cả.

Người cưỡi ngựa nghe nói thế, liền dừng ngựa lại và hỏi:

– Này anh Hanns, sao anh lại đi bộ? – Đó chẳng qua là sự bất đắc dĩ. Tôi phải vác cái của nợ này mang về nhà. Nó bằng vàng thật đấy, nhưng tôi không sao thẳng cổ mà đi được, cứ phải cúi đầu vì khối vàng nặng trĩu cả vai. Người cưỡi ngựa gạ: – Này, anh có biết không, hay là chúng ta đổi cho nhau: anh lấy ngựa của tôi và đưa cho tôi cái cục nợ của anh.

Hans đáp: – Thế thì còn gì bằng, nhưng tôi nói cho anh biết là nó nặng đấy, vác nặng đừng có trách nhé.

Người kia xuống ngựa, cầm lấy vàng và giúp Hans lên ngựa, trao tay Hans dây cương và dặn:

– Nếu muốn ngựa chạy thật nhanh thì anh phải tắc lưỡi và la: “Hốp, hốp.”

Ngồi trên ngựa cưỡi đi băng băng Hans lấy làm khoái chí lắm. Đi được một lát bỗng Hans nảy ra ý nghĩ, mình phải cho ngựa chạy nhanh hơn nữa. Chú liền tắc lưỡi kêu: “Hốp, hốp!” để thúc ngựa chạy. Ngựa tế nước đại. Hans chưa kịp định thần thì đã bị văng ra khỏi ngựa, té nhào xuống mương bên đường.

May có một bác nông dân đang dắt bò đi tới, bác túm ngay lấy dây cương kéo giữ ngựa lại, nếu không thì không biết ngựa phóng đến bao xa nữa.

Hans sờ nắn chân tay thấy hãy còn nên lồm cồm bò dậy. Chú buồn bã nói với bác nông dân:

– Cái chuyện cưỡi ngựa này cũng chẳng hay ho gì, vớ được con ngựa già tồi tệ như thế này có bữa nó quăng mình xuống đất ngã gãy cổ chứ không chơi. Từ nay trở đi không bao giờ ta cưỡi ngựa nữa. Tôi thấy con bò của bác lại hay: Ta cứ việc ung dung đi theo nó, đã thế ngày nào cũng có sữa, bơ, pho mát mà ăn. Ước gì tôi có được một con bò như của bác.

Bác nông dân nói: – Nếu chú thích lấy bò hơn thì tôi đổi bò cho chú để lấy ngựa.

Hans mừng cuống lên, đồng ý ngay. Bác nông dân nhảy lên ngựa phóng đi.

READ:  Trí khôn của ta đây!

Hans ung dung đánh bò đi, trong lòng hớn hở về việc đổi chác có hời, chú nghĩ, giờ mà có bánh mì nhỉ – mà bánh mì thì tụi mình có bao giờ thiếu – thì tha hồ mà ăn với bơ và pho mát. Lúc nào khát thì chỉ việc vắt sữa bò là có cái uống, thử hỏi xem mình còn cần gì hơn nữa.

Hans dừng chân ở một quán hàng bên đường, trong lúc cao hứng chú lôi ra chén sạch nhẵn cả suất bánh trưa lẫn suất bánh bữa tối, còn vài Heller chú dốc nốt ra mua nửa ly bia vại.

Ăn xong chú lại lên đường tiếp tục. Chú đánh bò đi thẳng về phía quê mẹ. Càng gần trưa trời càng oi bức hơn, mà Hans lại đang đi trên thảo nguyên, chắc phải đi chừng một tiếng nữa mới đi qua được thảo nguyên, lúc này Hans thấy nóng, nóng đến khô cứng cả lưỡi. Chú nghĩ bụng, giờ thì nó được việc đấy: chỉ việc vắt là có sữa uống cho đỡ khát. Chú buộc bò vào thân một cây đã chết khô, không có thùng, chú bèn lấy mũ da để hứng, nhưng loay hoay mãi mà chẳng được giọt sữa nào cả. Chú lúng ta lúng túng như thợ vụng mất kim làm cho con bò bồn chồn, điên tiết nó đá thốc vào đầu, chú loạng choạng rồi ngã lăn ra bất tỉnh một lúc lâu.

Khi đi qua làng cuối cùng để về quê mẹ. Hans thấy một người thợ mài dao kéo đang quay đá mài, vừa quay vừa hát:

Tôi mài kéo, đá quay vo vo. Tôi cho áo bay theo chiều gió. Hans dừng chân đứng xem mài kéo. Hans lên tiếng chào và hỏi:

– Vừa quay đá mài vừa ca hát vui vẻ thế này chắc chắn sống sung sướng lắm nhỉ?

Bác thợ mài dao kéo đáp: – Chứ còn gì nữa. Nghề tôi làm hái ra tiền. Một người thợ mài dao kéo giỏi lúc nào cũng rủng rỉnh trong túi, sờ vào túi nào cũng thấy tiền là tiền. Này, thế nhưng chú mua ở đâu ra con ngỗng đẹp thế?

– Ngỗng này tôi có mua đâu, tôi đổi heo đấy.

– Thế heo ở đâu ra? – Heo do đổi bò mà có. – Thế còn bò cái này ở đâu ra? – Bò cái này do tôi đổi một con ngựa mà có.

– Thế ngựa ở đâu ra? – Tôi đổi một khối vàng to bằng đầu tôi để lấy con ngựa.

– Thế vàng ở đâu ra? – Chà, vàng ấy là tiền công bảy năm đi làm của tôi đấy.

– Kể ra chú cũng khéo xoay xở đấy. Nhưng giá trong túi lúc nào cũng loảng

xoảng toàn tiền là tiền thì mới là sung sướng.

Hans hỏi: – Vậy tôi phải làm gì để được như thế?

READ:  Sự tích sông Nhà Bè hay là truyện Thủ Huồn

– Muốn thế chú phải làm nghề mài dao kéo như tôi. Đồ nghề thực ra chẳng có gì lớn hơn ngoài hòn đá mài, còn những thứ lặt vặt khác thì dễ kiếm thôi. Tôi còn một hòn đá mài đây, nó hơi mẻ một chút. Nhưng thôi, chú cứ đưa tôi con ngỗng là đủ, tôi không đòi hỏi gì khác nữa. Chú mày có đồng ý thế không?

Hans đáp: – Sao bác lại hỏi thế nhỉ? Trong túi lúc nào cũng rủng rỉnh tiền là sướng nhất trần gian rồi. Vậy tôi còn ao ước gì nữa.

Hans đưa ngay ngỗng cho bác thợ mài dao kéo để lấy đá mài.

Người thợ mài dao kéo nhặt ở ngay gần đấy một hòn đá khá nặng – đó chỉ là một hòn đá thường nằm bên vệ đường đi – đưa thêm cho Hans và nói:

– Đây tôi thêm cho chú hòn đá này nữa, chú tha hồ mà mài, thậm chí còn làm đe được nữa, đinh cong để lên đó mà giọt thì thẳng ngay lập tức. Này, mang đi nhưng giữ cho cẩn thận nhé.

Mắt sáng hẳn lên, lòng mừng rỡ. Hans quẩy đá lên vai, vừa đi vừa nói một mình:

– Mình được bà mụ tốt đỡ lúc sinh nên cứ ước sao được vậy, cứ như đứa trẻ sinh vào sáng chủ nhật (sinh vào ngày lành tháng tốt vậy).

Vì dậy đi từ lúc trời mới hửng sáng nên Hans thấy đã thấm mệt, vì có bao nhiêu lương khô thì khi đổi được bò mừng quá lôi ra ăn một mạch hết cả, giờ đây đã mệt lại cộng thêm cơn đói, cố gắng lắm Hans mới nhấc nổi chân lên, bước một bước lại dừng chân nghỉ, đã thế lại còn đá nặng đè trên vai, làm cho khổ sở thêm. Giờ đây Hans không sao cưỡng nổi ý nghĩ mong sao thoát khỏi cảnh bụng không lại còn khổ công vác nặng. Chậm như sên chú cố lết đến bên bờ giếng làng để nghỉ, làm hớp nước giếng lạnh cho tỉnh người. Sợ hỏng mất đá mài nên Hans nhè nhẹ đặt đá lên bờ giếng nhưng ngay chỗ mình đứng. Rồi Hans mới từ từ ngồi xuống để vực nước uống, ngờ đâu vô ý chú hích tay vào đá, cả hai hòn đá rơi tõm ngay xuống đáy giếng. Nhìn đá rơi xuống giếng Hans mừng quá nhảy cẫng lên, ngồi sụp xuống cám ơn trời phật rủ lòng thương cứu giúp chú thoát khỏi những chướng ngại vật khó chịu, nặng nề ấy. Hans reo lên:

– Sung sướng như ta chắc ở trần gian không có ai.

Trút hết được gánh nặng, lòng mừng thênh thênh, chú vừa đi vừa nhảy giỡn dọc đường cho tới tận khi về tới nhà mẹ.