Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt lớp 8

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA PHẦN TIẾNG VIỆT

I. KIỂU CÂU: NGHI VẤN, CẦU KHIẾN, CẢM THÁN, TRẦN THUẬT, PHỦ ĐỊNH

1. Nhận diện kiểu câu:

– Câu (1): Câu trần thuật ghép có một vế là dạng câu phủ định.
– Câu (2): Trần thuật.
– Câu (3): Câu trần thuật ghép, vế sau có một vị ngữ phủ định.

2. Có thể đặt câu nghi vấn diễn đạt nội dung câu đó như sau:

– Cái bản tính tốt đẹp của người ta có thể bị những gì che lấp mất?
– Cái bản tính tốt đẹp của người ta có thể bị che lấp mất đi không?

3. Có thể đặt các câu cảm thán như sau:

– Chao ôi buồn!
– Hôm nay trong mình đẹp quá!
– Bộ phim hay tuyệt!
– Ôi! Mừng và vui quá!

4. Trong đoạn trích:

Tôi bật cười bảo lão (1):
– Sao cụ lo xa thế (2) ? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ (3) ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay (4) ! Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại (5) ?
– Không, ông giáo ạ (6) ! ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu (7) ?
(Nam Cao, Lão Hạc)
a) Các câu (1), (3), (6) là những câu trần thuật; câu (4) là câu cầu khiến; các câu còn lại là câu nghi vấn.
b) Câu nghi vấn dùng để hỏi là câu (7).
c) Câu nghi vấn (2) và (5) không dùng để hỏi. Câu (2) dùng để biểu lộ sự ngạc nhiên. Câu (5) dùng để giải thích.

READ:  Soạn bài Từ tượng hình, từ tượng thanh

II. HÀNH ĐỘNG NÓI

Điền lần lượt vào bảng các hành động nói tương ứng sau:
– Câu (1): kể.
– Câu (2): bộc lộ cảm xúc.
– Câu (3): nhận định.
– Câu (4): đề nghị.
– Câu (5): giải thích.
– Câu (6): phủ địng bác bỏ.
– Câu (7): hỏi.

III. LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU

1. Trật tự các từ in đậm được sắp xếp theo thứ tự xuất hiện của cảm xúc và hành động: kinh ngạc – vui mừng – về tâu vua.

2. a) Các từ in đậm được sắp xếp để nối kết câu.
b) Các từ in đậm có tác dụng nhấn mạnh đề tài của câu nói.

3. Trật từ từ sắp xếp theo câu thứ nhất mang lại hiệu quả về tính nhạc nhiều hơn.