Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo)

TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP

(tiếp theo)

C – THÀNH PHẦN CÂU

I. Thành phần chính và thành phần phụ

1. Em đã được biết đến những thành phần nào của câu? Những thành phần nào là chính, những thành phần nào là phụ?

Gợi ý:

– Các thành phần chính: vị ngữ, chủ ngữ
– Các thành phần phụ: trạng ngữ, khởi ngữ

2. Dựa vào đâu để nhận biết thành phần câu?

Gợi ý: Dựa vào đặc điểm của từng thành phần.

– Vị ngữ: có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho câu hỏi “Làm gì?”, “Làm sao?”, “Như thế nào?”, “Là gì?”.

– Chủ ngữ: nêu lên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái… được thể hiện ở vị ngữ; trả lời cho câu hỏi “Ai?”, “Con gì?”, “Cái gì?”.

– Trạng ngữ: đứng ở đầu, giữa hoặc cuối câu; nêu lên hoàn cảnh về không gian, thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích… diễn ra sự việc nói đến trong câu.

– Khởi ngữ: thường đứng trước chủ ngữ, nêu lên và nhấn mạnh đề tài của câu; có thể kết hợp với các từ về, đối với… ở trước.

3. Phân tích thành phần của các câu sau đây:

a) Đôi càng tôi mẫm bóng.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b) Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

c) Còn tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác…

(Băng Sơn, U tôi)

Gợi ý:

Đôi càng tôi / mẫm bóng.
CN                  VN

Sau một hồi trống … lòng tôi, / mấy người học trò cũ / đến sắp hàng… đi vào.

Trạng ngữ                                      CN                                    VN

Còn tấm gương… tráng bạc,/ nó / vẫn là […] hay độc ác…

Khởi ngữ                                CN                  VN

II. Thành phần biệt lập

1. Kể tên các thành phần biệt lập của câu.

Gợi ý:

– Thành phần tình thái

– Thành phần cảm thán

– Thành phần gọi – đáp

– Thành phần phụ chú

2. Dựa vào đâu để nhận biết các thành phần biệt lập của câu?

Gợi ý: Thành phần biệt lập dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu (tình thái); bộc lộ tâm lí của người viết (cảm thán)’ để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp (gọi – đáp); bổ sung một số chi chi tiết cho nội dung chính của câu (phụ chú).

3. Mỗi từ ngữ in đậm dưới đây là thành phần gì của câu?

a) Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt)

b) Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

c) Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 ki-lô-mét, chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quà tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,…

(Theo Hoàng Văn Huyền, Những mẩu chuyện địa lí)

d) Có người khẽ nói :

Bẩm, dễ có khi đê vỡ !

Ngài cau mặt, gắt rằng :

– Mặc kệ !

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

e) ơi chiếc xe vận tải

Ta cầm lái đi đây

Nặng biết bao ân ngãi

Quý hơn bao vàng đầy !

(Tố Hữu, Bài ca lái xe đêm)

Gợi ý:

– (a): “Có lẽ” là thành phần tình thái.

– (b): “Ngẫm ra” là thành phần tình thái.

– (c): “dừa xiêm thấp lè tè, quà tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,…” là thành phần phụ chú.

– (d): “Bẩm” là thành phần gọi đáp; “có khi” là thành phần tình thái.

D – CÁC KIỂU CÂU

I. Câu đơn

1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu đơn sau đây:

a) Những nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.

(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)

b) Không, lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn.

(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)

c) Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.

(L. Tôn-xtôi)

d) Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)

e) [Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – Và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.] Anh thứ sáu và cũng tên là Sáu.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

Gợi ý:

– (a): Những nghệ sĩ – chủ ngữ; không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. – vị ngữ.

– (b): lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại – chủ ngữ; phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn. – vị ngữ.

READ:  Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện

– (c): Nghệ thuật – chủ ngữ; là tiếng nói của tình cảm. – vị ngữ.

– (d): Tác phẩm – chủ ngữ; vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. – vị ngữ.

– (e): Anh – chủ ngữ; thứ sáu và cũng tên là Sáu. – vị ngữ.

2. Tìm câu đặc biệt trong các đoạn trích sau đây:

a) Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được… Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy ? Mụ nói cái gì mà lào xào thế ? Trống ngực ông lão đập thình thịch.

(Kim Lân, Làng)

b) Không hiểu sao nói đến đây, bác lái xe lại liếc cô gái. Cô bất giác đỏ mặt lên.

– Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi ! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

c) Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố […]. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái
mủng đội trên đầu…

Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa…Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…

(Lê Minh Khuê,
Những ngôi sao xa xôi)

Gợi ý:

– (a): Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ…

– (b): Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi !

– (c): Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên.

Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu… ; Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó.

II. Câu ghép

1. Trong các câu dưới đây, câu nào là câu ghép?

a) Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thựctại. Những nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.

(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)

b) Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng. Vết thương không sâu lắm, vào phần mền. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. Tôi tiêm cho Nho. Nho lim dim mắt, dễ chịu…

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

c) Ông lão vừa nói vừa chăm chắm nhìn vào cái bộ mặt lì xì của người đàn bà con họ ngại dãn ra vì kinh ngạc ấy mà ông lão hả hê cả lòng. ông thấy ca có lăng ấy một phần như có ông

(Kim Lân, Làng)

d) Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà hoạ sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

e) – Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Gợi ý:

– (a): Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.

– (b): Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng.

– (c) Ông lão vừa nói vừa chăm chắm nhìn vào cái bộ mặt lì xì của người đàn bà con họ ngại dãn ra vì kinh ngạc ấy mà ông lão hả hê cả lòng.

– (d): Còn nhà hoạ sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ.

– (e) Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái.

2. Phân tích kiểu quan hệ về nghĩa các vế trong những câu ghép vừa tìm được ở bài tập 1.

Gợi ý: (a): quan hệ bổ sung; (b): quan hệ nguyên nhân – hệ quả; (c): quan hệ bổ sung; (d): quan hệ hệ quả – nguyên nhân; (e): quan hệ mục đích – điều kiện.

3. Quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép sau đây là quan hệ gì?

a) Anh mong được nghe một tiếng “ba” của con bé, những con bé chẳng bao giờ chịu gọi.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

b) Ông xác cái làn trứng, cô ôm bó hoa to.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

c) Giá mà anh ấy còn, anh ấy sẽ làm thêm đựoc bao nhiêu là việc nữa !

(Đỗ Chu, Mùa cá bột)

Gợi ý: (a): quan hệ tương phản; (b): quan hệ bổ sung; (c): quan hệ điều kiện – giả thiết.

4. Từ mỗi cặp câu đơn sau đây, hãy tạo ra nhưng câu ghép chỉ các kiểu quan hệ nguyên nhân, điều kiện (đối với câu (a)), tương phản, nhượng bộ (đối với câu (b)) bằng quan hệ từ thích hợp.

READ:  Soạn bài Thuật ngữ

a) Quả bom tung lên và nổ trên không. Hầm của Nho bị sập.

b) Quả bom nổ khá gần. Hầm của Nho không bị sập.

Gợi ý:

– (a):

+ Nguyên nhân: Vì quả bom tung lên và nổ trên không, nên hầm của Nho bị sập.

+ Điều kiện: Nếu quả bom tung lên và nổ trên không thì hầm của Nho không bị sập.

– (b):

+ Tương phản: Quả bom nổ khá gần, nhưng hầm của Nho không bị sập.

+ Nhượng bộ: Hầm của Nho không bị sập, tuy quả bom nổ khá gần.

III. Biến đổi câu

1. Trong đoạn trích sau đây, câu nào là câu rút gọn?

Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu.

Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom…

Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít : ba lần.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

Gợi ý:

Quen rồi.

Ngày nào ít: ba lần.

2. Trong các đoạn trích sau đây (trích từ truện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê), những câu nào vốn là một bộ phận của câu đứng trước được tách ra ? Theo em, tác giả tác câu như vậy để làm gì ?

a) Đơn vị thường ra đường vào lúc mặt trời lặn. Và làm việc có khi suốt đêm.

b) Thế là tối lại ra đường luôn. Thường xuyên.

c) Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.

Gợi ý:

– Các câu vốn là bộ phận của câu đứng trước được tách ra:

+ Và làm việc có khi suốt đêm.

+ Thường xuyên.

+ Một dấu hiệu chẳng lành.

3. Hãy biến đổi các câu sau đây thành câu bị động.

a) Người thợ thủ công Việt Nam làm ra đồ gốm khá sớm.

b) Tại khúc sông này tỉnh ta sẽ bắc một cây cầu lớn.

c) Người ta dựng lên những ngôi đền ấy từ hàng năm trước.

Gợi ý:

Đồ gốm được người thợ thủ công Việt Nam làm ra từ khá sớm.

Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc qua tại khúc sông này.

Những ngôi đền ấy đã được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước.

IV. Các kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau

1. Tìm những câu nghi vấn trong đoạn trích dưới đây.

Bà hỏi :

– Ba con, sao con không nhận ?

– Không phải. – Đang nằm mà nó cũng giẫy lên.

– Sao con biết là không phải : Ba con đi lâu, con quên rồi chứ gì !

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

Gợi ý:

– Ba con, sao con không nhận?

– Sao con biết là không phải?

2. Các câu nghi vấn trong đoạn trích trên có được dùng để hỏi không?

Gợi ý: Các câu này được dùng để hỏi.

3. Trong các đoạn trích sau đây, những câu nào là câu cầu khiến ? Chúng được dùng để làm gì ?

a) Đứa con gái lớn gồng đôi thúng không bước vào. Ông cất tiếng hỏi :

– ở ngoài ấy làm gì mà lâu thế mày ?

Không để đứa con kịp trả lời, ông lão nhỏm dậy vơ lấy cái nón :

– ở nhà trông em nhá ! Đừng có đi đâu đấy.

(Kim Lân, Làng)

b) Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại :

– Thì má cứ kêu đi.

Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng :

– Vô ăn cơm !

Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra :

– Cơm chín rồi !

Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo :

– Con kêu rồi mà người ta không nghe.

Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

Gợi ý:

– (a):

+ ở nhà trông em nhá! (dùng để ra lệnh)

+ Đừng có đi đâu đấy. (dùng để ra lệnh)

– (b):

+ Thì má cứ kêu đi. (dùng để yêu cầu)

+ Vô ăn cơm! (dùng để mời)

+ Cơm chín rồi! (vốn là câu trần thuật nhưng ở đây được dùng với mục đích cầu khiến.)

4. Câu nói của anh Sáu trong đoạn trích sau đây có hình thức của kiểu câu nào (trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, hay cảm thán) ? Anh Sáu dùng nó để hỏi hay để biểu lộ cảm xúc ? Chỗ nào trong lời kể của tác giả xác nhận điều đó ?

Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đôi đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung toé cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên :

– Sao mày cứng đầu quá vậy, hả ?

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

Gợi ý:

– Câu “Sao mày cứng đầu quá vậy, hả ?” là câu nghi vấn.

– Dựa vào lời trần thuật của nhà văn (Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên :) có thể khẳng định câu này không dùng để hỏi mà dùng để bộ lộ cảm xúc.