Soạn bài Khe chim kêu – Vương Duy

KHE CHIM KÊU

(Điểu minh giản – VƯƠNG DUY)

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Vương Duy (701 – 761) tự là Ma Cật, quê ở đất Kì, Thái Nguyên (nay thuộc tỉnh Sơn Tây). Suốt đời làm quan nhưng ông thường sống ẩn dật. Sùng tín đạo Phật, thơ ông mang đậm ý vị Thiền. Cho nên, ông còn được mệnh danh là “thi Phật”.

2. Với hơn 400 bài hiện còn lại, thơ Vương Duy mang phong cách trang nhã và bình đạm. Thơ ông cũng gần gũi với mọi người bởi nó là những bức tranh đẹp của thiên nhiên.

3. Bài thơ Điểu minh giản là một tác phẩm tiêu biểu của Vương Duy. Nó thể hiện sự bình yên của tâm hồn trong khung cảnh thiên nhiên tĩnh lặng.

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Cây quế cành là sum suê nhưng hoa thì rất nhỏ. Nhưng nhà thơ lại cảm nhận được cả “hoa quế rụng”. Chi tiết ấy cho thấy không gian của buổi đêm vô cùng yên tĩnh. Đồng thời nó cũng cho thấy sự tinh tế, bình yêu, tĩnh lặng trong tâm hồn thi nhân.

READ:  Soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về - Trích khúc ca XXIII - Ô-đi-xê

2. Mối quan hệ giữa cái động và tĩnh trong bài thơ :

Hoa quế rất nhỏ vậy mà vẫn nghe tiếng rụng. Trăng lên không tiếng mà lại làm cho “chim núi giật mình”. Tất cả là vì đêm rất lặng và tâm hồn con người cũng lặng. Cái tĩnh của đêm ở đây lại được cảm nhận qua cái động của những âm thanh khẽ khàng. Sau vài tiếng kêu thưa thớt của “sơn điểu” đêm lại càng tĩnh lặng. Cái tĩnh lặng của đêm và của lòng người.

3. Có thể lột tả bài thơ bằng một câu như sau :
Trong Điểu minh giản, Vương Duy đã lấy cái động khẽ khàng của đêm để thể hiện cái tĩnh lặng trong trẻo của tâm hồn con người.