Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mạc Tử

 ĐÂY THÔN VĨ DẠ

(Hàn Mạc Tử)

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

– Hàn Mạc Tử ( 1912 – 1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí
– Sinh tại Đồng Hới – Quảng Bình, lớn lên ở Quy Nhơn tỉnh Bình Định
– Hàn mặc Tử làm thơ từ mười sáu tuổi với hiệu là Lệ Thanh, Phong Trần

– Bản thân:

• Ông là một người nhút nhát đã phải lòng biết bao cô gái cũng như biết bao cô gái phải lòng nhưng HMT không dám thổ lộ lòng mình
• Ông chuyển công tác nhiều nơi và gặp biết bao nhiêu người thương nhưng đều để họ đi qua cuộc đời mình mà không có kết quả

– Sau này ông không may mắn bị mắc bệnh phong và phải sống tại trại phong Tuy Hòa, ở đây nhà thơ không chịu nổi cảnh giam lỏng, cách ly với bên ngoài nên lấy thơ làm bạn

– Sự nghiệp:

• Các tác phẩm chính: gái quê, lúa chiêm, sao anh không về chơi thôn vĩ, nổi tiếng nhất là tập thơ Điên của ông
• Hình ảnh tiêu biểu trong thơ điên của HMT là trăng và hồn. nhà thơ lấy hai hình ảnh ấy để thể hiện nỗi đau của mình

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác: Hàn Mạc Tử trước khi bị bệnh có quen một cô gái tên là Hoàng Thị Kim Cúc, cả hai người đều có tình ý với nhau nhưng vốn là một con người nhút nhát nên Hàn Mạc Tử không nói ra. Đến khi Hàn mạc Tử bị bệnh thì cô gái tên Hoàng Cúc ngày nào giờ đã lấy chồng nhưng biết tin nhà thơ bị bệnh cô đã gửi một tấm bưu thiếp cho ông. Câu đầu tiên trong tấm bưu thiếp đó là “sao anh không về chơi thôn Vỹ?”. Vậy là biết bao nhiêu kỉ niệm về con người và thiên nhiên của Huế thương xuất hiện trong đầu Hàn Mạc Tử để rồi được kết tụ trong bài thơ này “Đây thôn Vĩ Dạ

READ:  Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền

b. Vị trí: in trong tập thơ điên

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Nhà thơ nhớ về cảnh và con người Vĩ Dạ

– Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được mở đầu bằng câu hỏi mà Hoàng Cúc hỏi nhà thơ: “Sao anh không về chơi thôn vĩ” -> đó vừa là một câu hỏi vừa là một lời trách móc nhẹ nhàng của cô gái
– Điệp từ “nắng” -> nhấn mạnh vẻ đẹp tinh khôi của nắng sớm xứ Huế tinh khôi vương vấn trên những đọt cau lá cau ban sáng
– Đến với thôn Vỹ cảnh đẹp mà ai cũng nhìn thấy đầu tiên là những hàng cau cao vút
– Vườn ai -> là vườn của Hoàng Cúc hay vườn của người dân Huế
– “mướt quá xanh như ngọc” -> phép so sánh với từ chỉ mức độ “quá” thể hiện được sự xanh ngọc ngà, trong sáng nơi xứ Huế mộng mơ
– Sau cảnh tượng thiên nhiên chính là hình ảnh của con người xứ huế với gương mặt phúc hậu chữ điền, duyên dáng thầm kín qua chi tiết lá trúc che ngang

Như vậy khổ thơ đầu nhà thơ đã mang đến cho chúng ta một bức tranh về thiên nhiên và con người xứ Huế. Cả thiên nhiên và con người nơi đây đều đẹp đều thấy nhớ thấy thương

2. Tâm trạng buồn của nhà thơ khi nhớ về xứ Huế

– Quy luật tự nhiên thường gió thổi mây bay vậy mà ở đây gió theo lối gió mây đường mây -> thể hiện sự chia cắt, Hoàng Cúc và nhà thơ giờ đã chia xa, chia xa cả cảnh vật nơi xứ Huế
– Nhân hóa dòng nước cũng thấy buồn thiu, hoa bắp chỉ khẽ lay động -> sự buồn thiu, cảnh vật cũng nhuốm màu tâm trạng
– Thuyền ai và sông trăng là hai hình ảnh đẹp nên thơ nên họa,
– Nhưng câu hỏi tu từ lại vang lên làm cho bi kịch kéo đến, chiếc thuyền kia có chở trăng về kịp tối nay. Chữ “kịp” thể hiện rõ bi kịch

READ:  Đọc hiểu Đời thừa của Nam Cao

Khổ thơ thể hiện tâm trạng buồn thiu của nhà thơ khi nhớ về người xưa cảnh cũ. Những cảnh tượng mộc mạc giản dị mà thi vị ấy nhẹ nhàng đến thế nhưng khi con người buồn thì nó lại cũng man mác buồn

3. Nhà thơ tiếp tục chìm đắm trong giấc mộng ngày xưa

– Điệp từ “khách đường xa” -> chính là cô gái Hoàng Cúc
– Áo em trắng quá nhìn không ra hay do bệnh tật mà nhà thơ không thể nhìn rõ, hay đó cũng chỉ là ảo ảnh trong tâm chí nhà thơ bởi Hoàng cúc đâu đến thăm ông được
– Mọi sự ở đây đều như sương khói, đều mờ nhạt như cõi hư vô
– Câu hỏi tu từ lại cất lên đầy chua xót không biết ai tình nghĩa đậm đà

III. TỔNG KẾT

– Là nỗi niềm đau đớn khi người con gái mình thương yêu cuối cùng cũng đã đi lấy chông, còn bản thân mình thì bệnh tật, nhà thơ nhớ nhung luyến tiếc cảnh xưa người cũ
– Nghệ thuật: nhân hóa, điệp từ, câu hỏi tu từ…