Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận

Xem lại phần lý thuyết Thao tác lập luận bình luận

Bài tập 1:

Viết một bài văn bình luận để tham gia diễn đàn do Đoàn thanh niên nhà trường tổ chức với đề tài: “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch.”

SGK đã hướng dẫn rất cụ thể và chi tiết các công việc cần làm để viết bài văn này. Ở đây, chỉ gợi ý một số điểm đế các em thực hiện.

a) Xác định những vấn đề cần thiết:

– Bài viết nên là một bài bình luận vì tham gia diễn đàn tức là phát triển ý kiến riêng của mình vào diễn đàn chung của Đoàn Thanh niên nhà trường. Mà đã là ý kiến riêng thì phải có nhận xét, đánh giá đúng – sai, đề xuất cách giải quyết, … tức là phải bàn luận về vấn đề đặt ra. Đó là kiểu bài bình luân. Đã là diễn đàn thì phải tranh luận cho vấn đề được sáng tỏ. Muốn vậy, không có kiểu bài nào tốt bằng kiểu bài bình luận.

– Chọn vấn đề cho bài viết: cần chọn vấn đề nào mà mình tâm đắc, thích thú nhất, đồng thời cùng là vấn đề mà mình am hiểu nhất để tham gia diễn đàn. Cũng nên chọn những chủ đề đang được tranh luận, có nhiều ý kiến khác nhau, tức là những chủ đề có tính vấn đề thì bài bình luận mới có nội dung phong phú, mới có cái để bàn luận.

READ:  Soạn bài Tình yêu và Thù hận

– Dàn ý của bài viết nên theo ba phần:

+ Nêu vấn đề cần bình luận (phải trung thực, khách quan nhưng cần ngắn gọn, rõ ràng).
+ Đánh giá vấn đề cần bình luận (phân tích các quan điểm, ý kiến khác nhau để đi đến sự đánh giá đúng – sai của mình và bảo vệ được sự đánh giá đó). + Bàn về vấn đề cần bình luận (mở rộng ý nghĩa, đề xuất giải pháp,…).

b) Diễn đạt một luận điểm trong phần thân bài của dàn ý vừa lập Theo hai bước SGK đã nêu:

– Xây dựng tiến trình lập luận (theo bốn gợi ý trong SGK).
– Tìm cách diễn đạt (chọn cách hành văn, kiểu câu viết phù hợp).

Bài tập 2:

a) Trình bày một luận điểm trong dàn bài mà các em vừa xây dựng trên lớp.
b) Bàn về một hiện tượng (vấn đề) đang được dư luận xã hội quan tâm:

READ:  Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

– Vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Bảo vệ môi trường;
– Phòng chống thiên tai;
– Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, v.v…

Bài đọc thêm

Bài Áo phao – chuyện không nhỏ của Phạm Viết Đào, báo Lao Động, 12 – 10 – 2006.

Đây là bài bình luận về một hiện tượng (vấn đề) bức xúc, mang tính thời sự trong cuộc sống của học sinh nước ta. Bài bình luận ngắn gọn, rõ ràng, đặt ra một vấn đề bức thiết trong việc đi học bằng đò của các em học sinh và đề ra một giải pháp mang tính khả thi là mua sắm áo phao cho các em để tránh tai nạn khi qua sông bằng đò. Bài bình luận nêu lên một vấn đề tưởng là nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn, cách viết hấp dẫn và có sức thuyết phục, rất nên học tập.