Soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC

I. VĂN BẢN KHOA HỌC VÀ NGÔN NGỮ KHOA HỌC

1. Văn bản khoa học

– Các dạng : dạng viết ( báo cáo khoa học, luận văn, sgk…) và dạng nói ( giảng bài, nói chuyện khoa học…..)

– Các loại văn bản :

+ Các văn bản khoa học chuyên sâu : chuyên khảo, luận án, tiểu luận, các báo cáo khoa học…
+Các văn bản khoa học giáo khoa: giáo trình, sgk,
+ Các văn bản khoa học phổ cập : bao gồm các bài báo và sách phổ biến khoa học kĩ thuật…

2. Ngôn ngữ khoa học

– Khái niệm : Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là trong văn bản khoa học.

– Ở dạng viết : ngoài sử dụng từ ngữ,còn dùng các kí hiệu, các công thức hay sơ đồ, bảng biểu…

– Ở dạng nói ngôn ngữ khoa học yêu cầu ở mức độ cao về phát âm chuẩn, diễn đạt mạch lạc và phải có đề cương viết trước.

II. ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC

– Tính khái quát trừu tượng:

READ:  Nêu ý nghĩa nhan đề Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

– Tính lí trí, lô gic:

+ Từ được dùng với một nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ
+ Câu thường tương ứng với một phán đoán lôgic

Ví dụ : sgk

– Các câu, các đoạn trong văn bản phải được liên kết chặt chẽ và mạch lạc.

– Tính khách quan, phi cá thể :hạn chế những biểu đạt có tính chất cá nhân.

III. LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Gợi ý

– Nội dung thông tin là những kiến thức khoa học : khoa học văn học, chính xác hơn là khoa học Lịch sử văn học

– Phương pháp nghiên cứu : Sử dụng luận chứng ( sự phát triển của xã hội từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX ) và trình bày các luận điểm về phát triển văn học

– Văn bản này thuộc loại văn bản khoa học giáo khoa , dùng để giảng dạy trong nhà trường. Vì vậy một mặt trình bày kiến thức văn học sử, mặt khác cần phải làm cho hs tiếp nhận ghi nhớ và có kĩ năng vận dụng để hiểu khái quát một giai đoạn văn học trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam

READ:  Soạn bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

– Ngôn ngữ khoa học: dùng nhiều thuật ngữ khoa học

Bài tập 2: Gợi ý

Muốn giải thích và phân biệt các thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường cùng một hình thức âm thanh thì cần đối chiếu so sánh lần lượt từng từ. Với các thuật ngữ khoa học, cần dùng từ điển chuyên ngành để tra cứu.

Bài tập 3: gợi ý

– Đoạn văn dùng nhiều thuật ngữ khoa học : khảo cổ, người vượn, mảnh tước, rìu tay, di chỉ, công cụ đá…

– Tính lí trí, lôgíc của đoạn văn thể hiện rõ nhất ở cách lập luận: câu đầu nêu luận điểm khái quát, các câu sau nêu luận cứ. Luận cứ đều là các cứ liệu thực tế. Đoạn văn có lập luận và kết cấu diễn dịch.