Soạn bài Sóng – Xuân Quỳnh lớp 12

SÓNG

(Xuân Quỳnh)

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ Việt Nam viết nhiều và hay về tình yêu.

– “Sóng” (được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”- 1968) là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ của Xuân Quỳnh. Bài thơ bộc lộ một khát vọng vừa hồn nhiên, chân thật vừa da diết, sôi nổi về tình yêu mãnh liệt rộng lớn và vĩnh hằng của trái tim người phụ nữ.

II. NỘI DUNG CHÍNH

1. Ý nghĩa hình tượng “sóng”:

– “Sóng” là hiện tượng ẩn dụ của tâm trạng người phụ nữ đang yêu. Sóng là một sự hòa nhập và phân tán của nhân vật trữ tình “ em”. Nhà thơ đã sáng tạo hình tượng sóng khá độc đáo nhằm thể hiện những cung bậc tình cảm và tâm trạng của người phụ nữ đang yêu.

– Cả bài thơ được kiến tạo bằng thể thơ 5 chữ với một âm hưởng đều đặn, luân phiên như nhịp vỗ của sóng.

– Phân tích hình tượng Sóng tại đây

2. Trạng thái tâm lý đặc biệt của người phụ nữ đang yêu: (khổ 1+2)

– Sóng được nhà thơ hình tượng hóa, thể hiện những trạng thái tâm lý đặc biệt của người phụ nữ đang yêu:

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ

– Sóng thể hiện khát vọng vươn tới, khát vọng tìm kiếm trong tình yêu của người phụ nữ:

Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

– Đối diện với biển, nhà thơ liên tưởng đến sự bất diệt của khát vọng tình yêu. Biển muôn đời cồn cào xáo động, như tình yêu muôn đời vẫn “bồi hồi trong ngực trẻ” (Ôi con sóng ngày xưa. Và ngày sau vẫn thế. Nỗi khát vọng tình yêu. Bồi hồi trong ngực trẻ).

READ:  Lớp 12 - Tóm tắt và bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học lớp 12 cực phê cực đã

3. Nhu cầu phân tích, lý giải tình yêu: (khổ 3+4)

– Người con gái trong bài thơ muốn cắt nghĩa nguồn gốc của sóng để tìm lời giải đáp cho câu hỏi về sự khởi nguồn của tình yêu trong trái tim mình:

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Nhưng tình yêu muôn đời vẫn là điều bí ẩn, không dễ cắt nghĩa. Xuân Quỳnh thú nhận sự bất lực ấy một cách rất dễ thương: “Em cũng không biết nữa. Khi nào ta yêu nhau”.

4. Nỗi nhớ tình yêu: (khổ 5+6)

– Người con gái đang yêu nhờ sóng diễn tả nỗi nhớ trong lòng mình:

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được

– Nhân vật em còn trực tiếp diễn tả nỗi nhớ da diết của mình: “Lòng em nhớ đến anh. Cả trong mơ còn thức”.

=> Nỗi nhớ dâng trào, tràn ngập trong không gian và thời gian, nỗi nhớ hiện về trong ý thức và trong tiềm thức.

– Hình tượng sóng còn là sự biểu hiện của một tình yêu thiết tha, bền chặt, thủy chung của người phụ nữ:

Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương

5. Khát vọng tình yêu vĩnh hằng: (khổ 7+8+9)

READ:  Soạn bài Ôn tập làm văn lớp 12

– Hình tượng sóng là minh chứng cho một tình yêu chân chính, một tình yêu vượt qua mọi cách trở để đến bên nhau vớimột niềm tin mãnh liệt:

Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở.

– Người con gái khi yêu cũng bộc lộ một thoáng lo âu:

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa.

– Nhà thơ ý thức được sự hữu hạn của đời người và sự mong manh của hạnh phúc nên có khát vọng hóa thân vào sóng để được trường tồn, bất diệt:

Làm sao tan được ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ

IV. KẾT LUẬN

Bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh không chỉ là một hiện tượng thơ ca mà còn là tiếng nói trái tim của những con người đang yêu, biết yêu và biết giữ mãi tình yêu cao đẹp của mình.

– Dù nữ sĩ đã lìa xa cõi đời này nhưng con sóng tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh vẫn ngàn đêm vỗ vào tâm hồn chúng ta, tạo nên con sóng tình yêu mãnh liệt, thủy chung và cao đẹp.