RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỞ BÀI,
KẾT BÀI TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. VIẾT PHẦN MỞ BÀI
1. Phân tích ngữ liệu
– Ngữ liệu I/1:
+ Mở bài (1) là mở bài chưa đạt yêu cầu: nêu những thông tin thừa, không nêu rõ vấn đề cần trình bày trong bài viết.
+ Mở bài (2,3) là những mở bài phù hợp với yêu cầu của đề.
– Ngữ liệu 2:
+ Những mở bài trên đều đạt yêu cầu.
+ Ở mở bài (1) người viết nêu vấn đề bằng cách sử dụng một số tiền đề sẳn có.
+ Ở mở bài(2) người viết nêu vấn đề bằng cách so sánh, đối chiếu đối tượng đang được trình bày trong văn bản với một đối tượng khác dựa trên một đặc điểm tương đồng nổi bật để từ đó nhấn mạnh vào đối tượng cần trình bày.
+ Ở mở bài (3) người viết nêu vấn đề cũng bằng so sánh, liên tưởng đối tượng cần trình bày với một số đối tượng khác có đặc điểm tương đồng nhưng chủ yếu nhấn mạnh vào sự khác biệt
2. Kết luận
Mở bài không phải là phần nêu tóm tắt toàn bộ nội dung sẽ trình bày trong văn bản mà điều kiện quan trọng nhất là phải thông báo được một cách ngắn gọn và chính xác về vấn đề nghị luận, gợi cho người đọc hứng thú với vấn đề sẽ trình bày trong văn bản.
II. VIẾT PHẦN KẾT BÀI
1. Phân tích ngữ liệu
– Ngữ liệu II/1:
+ Phần kết bài (1) là kết bài không đạt yêu cầu: không chốt lại được vấn đề.
+ Phần kết bài (2) là kết bài phù hợp với đề bài: nội dung phần kết bài liên quan trực tiếp đến vấn đề trình bày trong toàn bộ văn bản, có những nhận định đánh giá được ý nghĩa của vấn đề.
– Ngữ liệu II/2: Các kết bài đều đạt yêu cầu.
+ Kết bài (1), người viết đã nêu nhận định tổng quát và khẳng định ý nghĩa vấn đề đã trình bày: Nước VN có quyền được hưởng tự do và độc lập… đồng thời liên hệ và mở rộng để làm rõ hơn khía cạnh quan trọng nhất của vấn đề: Toàn thể dân tộc…. độc lập ấy.
+ Kết bài (2), người viết đã nêu nhận định tổng quát bằng đoạn văn trước phần kết. Vì thế trong phần kết chỉ cần nhấn mạnh, khẳng định lại bằng một câu văn ngắn gọn: Hai đứa trẻ đã thực hiện được điều này, đồng thời liên hệ, mở rộng và nêu nhận định khái quát: Hơn thế nữa…diệu kì.
+ Trong cả hai kết bài, người viết đều dùng các phương tiện liên kết để biểu thị quan hệ chặt chẽ giữa kết bài và các phần trước đó của văn bản, dùng những dấu hiệu đánh dấu việc kết thúc quá trình bày vấn đề: Vì những lẽ trên….Hơn thế nữa…, Bây giờ và mãi mãi sau này…
2. Kết luận về cách viết kết bài: sgk
III. LUYỆN TẬP
Bài tập 1
– Trong mở bài (1) người viết giới thiệu trực tiếp vấn đề càn trình bày: trình bày thật ngắn gọn, khái quát về tác phẩm và nội dung cần nghị luận trong tác phẩm. Cách mở bài này có ưu điểm là nhấn mạnh được ngay phạm vi của vấn đề, nêu bật được luận điểm quan trọng nhất cần trình bày trong bài viết, giúp người tiếp nhận văn bản nắm bắt được một cách rõ ràng vấn đề sắp được trình bày
– Trong mở bài (2), người viết giới thiệu nội dung bàn luận bằng cách gợi mở những vấn đề liện quan đến nội dung chính qua một số luận cứ và luận chứng, được tổ chức theo trình tự logíc, chặt chẽ: từ phạm vi rộng hơn đến vấn đề chủ yếu. Cách mở bài này có ưu điểm là giới thiệu được vấn đề một cách tự nhiên, sinh động, tạo hứng thú cho người tiếp nhận.
Bài tập 2
Những mở bài, kết bài được nêu trong phần này có những lỗi sau:
– Mở bài trình bày quá kĩ những thông tin về tác giả, tác phẩm, phần giới thiệu vấn đề chính chưa có tính khái quát
– Kết bài tiếp tục tóm tắt vấn đề đã trình bày, không nêu được nhận định về ý nghĩa của vấn đề, trùng lặp với mở bài.
Bài tập 3 ( các bạn tự làm, bạn nào làm được thì chia sẻ để các bạn cùng học nhé)