VĂN BẢN TỔNG KẾT
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN TỔNG KẾT
– Mục đích, ý nghĩa của văn bản tổng kết là nhìn nhận, đánh giá kết quả công việc nhằm rút kinh nghiệm.
– Văn bản tổng kết gồm 2 loại:
+ Tổng kết hoạt động thực tiễn như: văn bản tổng kết năm học; văn bản tổng kết nhiệm kỳ của Đoàn TN…
+ Tổng kết tri thức như: Tổng kết văn học dân gian Việt Nam; Tổng kết Tiếng Việt …
II. CÁCH VIẾT VĂN BẢN TỔNG KẾT
1. Văn bản: “ TK …với nước”
a. Thuộc loại Văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn. – Dùng PCNNHC diễn đạt.
b. Ở văn bản 1:
– Đề mục: Báo cáo kết quả hoạt động tình nguyện tại các trung tâm điều dưỡng thương binh, bệnh binh và ngừơi có công với nước.
– Nội dung gồm:
+ Tình hình tổ chức.
+ Kết quả hoạt động.
+ Đánh giá chung.
– Yêu cầu của một văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn:
+ Mục đích nhìn nhận, đánh giá, tổng kết.
+ Yêu cầu: Khách quan, chính xác.
+ Bố cục: 3 phần (Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề)
+ Nội dung chính: Tình hình và kết quả thực tiễn từ đó đánh giá, kiến nghị.
2. Văn bản tổng kết phần Tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
a. Loại văn bản tổng kết tri thức:
Diễn đạt bằng PCNN khoa học
b. Mục đích: Hệ thống hóa kiến thức
Nội dung gồm: Tóm tắt những kiến thức, kỹ năng cơ bản.
3. Ghi nhớ: SGK ( trang 75, T II)
III. LUYỆN TẬP
1. Văn bản trên đã đạt được những yêu cầu:
Bố cục đầy đủ 3 phần.
Nội dung cụ thể, diễn đạt ngắn gọn, chính xác, nhận xét, kết luận đúng mực.
a. Những sự việc, số liệu trong phần bị lược bớt là:
Phần 1:
+ Những thuận lợi, khó khăn
+ Nvụ và mục tiêu phấn đấu
Phần II; III; IV
+ Những công việc, những thành tích đạt được
+ Những việc chưa làm được
+ Những số liệu minh họa
b. Những nội dung còn thiếu:
Tên cơ quan ban hành văn bản
Địa điểm, thời gian
Bài học rút ra.