Phân tích giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của “Vợ chồng A Phủ” và “Vợ nhặt”

Đề bài: Giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của “Vợ chồng A Phủ” và “Vợ nhặt”

1, Với vợ chồng A phủ tác giả Tô Hoài đã vẽ lại chân thực cái không khí ngột ngạt của một vùng quê Tây Bắc trước cách mạng. Ở đó có đủ cả các giai tàng xã hội: có địa chủ phong kiến (ở đó gọi là thống lý), có giai cấp lao dộng (A Phủ) và một lớp người trong giai cấp lao động đó là người phụ nữ (tiêu biểu là nhân vật Mị); có cả ánh sáng cách mạng và một lũ cầm cờ chaỵ hiệu tay sai.Ở đó hiện lên một cái không khí quánh đặc lại của một màu xámư xin xỉn và tăm tối như cái bóng đêm trong Chị Dậu.

Tô Hoài đã diễn tả được lại những khó khan trong cuộc sống của người lao đông trong xã hội cũ thông qua diễn biến tâm trạng cua Mị. Cô Mị là nhân vật trung tâm, là cành, là nhánh, là gốc rễ của vợ chồng A Phủ, là người đã thông qua ngòi bút Tô Hoài mà nói, mà than thở, mà sống, ma buồn cho cái nỗi buồn chung của xã hội. Cô, từ một cô gái vừa có tài vừa có sắc, đã bị cái giai cấp đó cái xã hội đó biến trở thành một thứ công cụ, một thứ vật dụng để mua vui. Quyền con người ở đây đã bị chà đạp, bị đè nén, bị giày xéo để xiết rên lên những ngôn từ thảm hại. Nó còn tệ hơn cả Chí Phèo trước cách mạng, nó không được chết, nó cứ lửng lơ trong cái cảnh sống dở chết dở, muốn ngóc cao đầu dậy lại bị một bè lũ phong kiến tay sai ấn dập xuống. Và dần dần, nó biến chất, trở thành, hoặc là xấu xa như cái giai cấp thượng tầng chèn ép nó, hoặc là nó trở nên vô cảm, một cái vô cảm đáng sơn giữa những con người cùng chung một cảnh ngộ đắng cay.

READ:  [Dàn Bài] Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân

Với A Phủ quyền sống trong con người đã trỗi dậy. A Phủ gặp mị chính là cuộc gặp gỡ lịch sử giữa những người lao động, khác hòan cảnh, khác than thế khác xuất thân, nhưng đều có chung một kẻ thù giai cấp. Cú đấm của A Phủ giáng xuống mặt A Sử ở đầu truyện chính là cú đấm đã thả ra biét bao nhiêu tủi nhục, cú đấm đã giáng thẳng xuống đầu, xuống mặt kẻ thù bằng sức mạnh bị chèn nén của khó khăn, của đói kém và cùng khổ. A Phủ chính là hiện thân tuyệt vừoi của người chiến sĩ cách mạng tiền thân ở một vùng cao Tây BẮc. Sức mạnh đó dù đã có lúc rỉ máu khi A Phủ bị treo lên cột nàh banừg những dây rợ những đòn roi phong kiến, nhưng rồi lại bùng phát lên dữ dội tnành một tia sáng chọc vào giữa cái màn đêm đen dày của lịch sử, soi đường cho một cuộc vượt ngục quyết dịnh, chạy bỏ quá khứ để huớng tới tương lai.

Chú ý đến màn đêm ở cuối truỵen: với Tắt đèn cuối truyện là một màn đêm tăm tối của sự bế tắc thì ở A Phủ, trong cái màn đêm thăm thẳm vô biên đã có ánh sáng, tuy còn mờ của cách mạng. Con người lao động trong Mị & A Phủ đã tìm ra nguồn sáng, trên con đường chạy thoát số phận, tìm ve với hạnh phúc để rồi đứng lên, giáng trả lại kẻ thù.

READ:  Phân tích vẻ đẹp viên quản ngục trong tác phẩm chữ người tử tù

2, Với vợ nhat bạn tập trung phân tích đến tình huống truyện, diễn biến tâm trạng của nhan vật để rồi đẩy tới trả lời cau hỏi: tại sao tác phẩm lại có tên là vợ nhặt. Việc anh cu Tràng “nhặt” được vợ một cách rất tình cờ và không đúng lúc như thế có ý nghĩa
gì ( chính là tinh thần nhân đaọ và tình yeu thương vẫn hướng về nhau dù trong đau khổ đói rét và bện tạt). Hình ảnh ở cuối truỵen chính alf giá trị hiện thực,. Trong bóng đêm nghìn nghịt của thời đại, tình yêu vẫn nhen lên những tai sáng cứng cáp và mạnh mẽ, để soi tỏ tương lai và tiến tới tuơng lai.