Phân tích nghệ thuật miêu tả tương phản trong Hai đứa trẻ

Là một thành viên trụ cột trong bút nhóm tự lực văn đoàn, Thạch Lam đã tự khẳng định mình bằng một hướng đi riêng, đặc biệt là những tác phẩm viết về nông thôn, những người dan nghèo nơi phố huyện. Hai đứa trẻ rút trong tập nắng trong vườn là một truyện ngắn hay, thắm đẫm tinh thần nhân văn nhân đạo, tiêu biểu cho bút pháp nghẹ thuật miêu tả tương phản của ông.

Giống như hầu hết các truỵên ngắn khác của Thạch Lam, Hai đứ trẻ là truyện không có chuyện. Câu chuyện như một bài thơ, cốt chuyện tình tiết, tâm trạng, biến cố đều nhẹ nhàng, dịu êm… Truyện là tâm trạng thao thức đợi tàu, là những cảm xú, những mảnh ghép cuộc sống, là cảnh vật xung quanh của hai đứa trẻ Liên và An. Truyện chỉ có vậy nhưng qua ngòi bút của Thạch Lam, những điều ấy trở nên sống động, làm cảm dộng lòng người. Thủ pháp nghệ thuật tương phản giữa ánh sáng và bóng tối, giữa bầu trời và mặt đât, giữa quá khứ và hiện tạ`i….. đã gọi nên nhiều suy nghĩ thấm thía, sâu xa về nhữung cảnh đời, những kiếp người nhỏ bé, sống vô danh vô nghĩa và héo mòn cùng những hi vọng mỏng manh và mơ hồ trong xã hội cũ.

Tham khảo: Soạn bài Hai đứa trẻ

Con người luôn khao khát và luôn cần ánh sáng, thế nhưng với chuyển động của thời gian, chuyển động của trái đất quay quanh trục của nó, mặt trời chỉ có thể chiếu sáng cho chúng ta một nữa thời gian trong ngày. Bởi vậy, cái khoảnh khắc thao thức, cái sự giao tranh giữa ánh sáng và bóng tối cùng xuất hiện, thời khắc chiều tà và đêm khuya bên cạnh nhau, tương phản nhau, cùng soi tỏ cho nhau. Ánh sáng và bóng tối đã xuất hiện ngay từ đầu câu chuyện, ánh sáng yếu ớt của mặt trời “ như hòn than sắp tàn” và xen vào đó là những hình ảnh đầu tiên của bóng tối “ dãy tre làng trước mặt đen lại”. Nhưng ám ảnh và có sưa khơi gợi nhiều hơn cả là một không gian tối- sáng lúc phố huyện vào đêm: “ Liên ngồi lặng im bên mấy quả thuốc sơn đen, đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dàn và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tam hồn ngây thơ của chị”. Trong sự đối lặp sáng- tối đó, bóng tối là gam màu chủ yếu. Bóng tối dày đăvj, mênh mang, bao bpcj khắp một vùng còn ánh sáng thì mờ nhạt, nhỏ nhoi, leo lét không đủ để xua đi bóng tối. Thạch Lam thường miêu tả bóng tối nhưng chỉ trong hai đứa trẻ, bóng tối mới đủ hình hài, cung bậc: “ đường phố và các ngõ chứa đầy bóng tối”, bóng người làm cong lung lay nóng dài, bóng bác phổ Siêu mênh mang ngã xuống đất một vùng và kéo dài đến tận hàng rào hai bên ngõ”. Phố xá thì tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vài làng lại càng sậm đen ơn nữa. Đêm ở phố huyện tĩnh mịch và đầy bóng tối”. Trong cái thế giới ngập tràn bóng đêm, dưới một bầu trời thăm thẳm bao la đầy bí mật của phố huyện, ánh sáng lại quá yếu ớt, mà nhạt, nhỏ bé, leo lét. Ánh sáng của các cửa hiệu chỉ là những khe sáng, lọt ra ngoài, hắt xuống mặt đường gồ ghề khiến mặt đất dường như nhấp nhô hơn vì những hòn đá nhỏ vẫn còn một bên sáng một bên tối. Ánh đèn của bác phở Siêu chỉ là những chấm nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối. Ánh sáng ngọn đèn của chị em Liên thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa….. Có lẽ trong văn học xưa nay, ánh sáng cũng đã từng xuất hiện nhiều nhưng không mấy ai miêu tả ánh sáng là khe, là vệt, là chấm, là hột, là quầng…. Một cách riết róng như Thạch Lam. Đặc biệt là hình ảnh ngọn đèn chị Tí, một quầng sáng nhỏ nhoi, chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ, xuất hiện ảy lần trong tác phẩm, tạo nên sức ám ảnh và khơi gợi về cảnh đời, những kiếp sống nhỏ bé, lay lắt trong đêm đen, trong bóng tối cuộc đời.
Điều Liên, An và những người dân nơi phố huyện mong chờ là thứ ánh sáng nơi bàn tay con người từ chuyến tàu cuối cùng của đêm “ các toa đèn sáng trưng, đồng và kền lấp lánh”…. Giữa đêm, thời điểm tưởng như bóng tối nặng nề, đông đặc nhất lại chính là thời điểm ánh sáng bừng lên rực rỡ, sáng loá cả không gian và tâm hồn con người.

READ:  Phân tích bài thơ Tràng Giang

Bầu trời bao la và mặt đât cũng có sự đối lập. Mặt đất sau buổi chợ tàn chỉ còn lại rác rưởi, bụi bẩn và mùi của đât, là mặt đất bụi bặm, khổ đau, chứa đầy bóng tối. Còn bầu trời thì khắc, nó đỏ rực lúc chiều tà, là hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, là sự kì diệu, thuộc về ước mơ, khao khát, là những kỉ niệm của một thời nay chỉ còn là vang bóng. Ánh sáng và bầu trời thuộc về ước mơ, là để thắp lên, đợi chờ, khát khao. Bóng tối và mặt đất là cai thực tại, là cái hằng chiều, là bóng đêm con người phải sống, phải đối mặt.

Với việc sue dụng nghệ thuật đối lập tương phản trong thiên truyện. Thạch Lam đã làm nổi bật lên cuộc sống buồn bã, tẻ nhạt, tối tăm của những con người nơi phố huyện đang héo mòn vì bóng tối. Qua đó Thạch lam đã bộc lộ rõ được tinh thần nhân đạo, trong niềm day dứt, dằn vặt, thể hiện cái tài và cái tâm của tác giả, tạo nên cả đẹp lãng nạn, nhẹ nhàng đầy thi vị cho tác phẩm.