phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập…

Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Ý nghĩa phương pháp luận của qui luật này. Đảng cộng sản Việt Nam đã và đang vận dụng qui luật này như thế nào vào sự nghiệp cách mạng hiện nay ở nước ta?

– Đặt vấn đề.

• Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (còn gọi là quy luật mâu thuẫn), là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, là hạt nhân của phép biện chứng, nó vạch ra nguồn gốc bên trong sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng.

– Các khái niệm.

• Trước khi phép biện chứng mácxít ra đời, tư tưởng biện chứng về những đối lập đạt được đỉnh cao nhất trong học thuyết của triết học cổ điển Đức, tiêu biểu nhất là Cantơ và Hêghen. Song, do bị chi phối bởi quan niệm duy tâm, nên không thể phát triển học thuyết mâu thuẫn biện chứng đến độ triệt để.

• Kế thừa một cách có phê phán những thành tựu có giá trị nhất trong toàn bộ lịch sử triết học và dựa trên những thành quả mới nhất của khoa học hiện đại, C.Mác và PH.Ăngghen đã phát triển học thuyết mâu thuẫn biện chứng lên một tầm cao mới. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã cho rằng, chúng ta phải tìm xung lực vận động và phát triển của sự vật trong chính sự vật đó, trong những mâu thuẫn của bản thân sự vật. Quan điểm lý luận đó được thể hiện trong quy luật thống nhất và đấu tranh của của các mặt đối lập.

• Nội dung cơ bản của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập được làm sáng tỏ thông qua một loạt những phạm trù cơ bản: “mặt đối lập”, “sự thống nhất” và “đấu tranh của các mặt đối lập”

Tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau. Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân; trong sinh vật có đồng hóa và dị hóa; trong kinh tế thị trường có cung và cầu, v.v Những mặt trái ngược nhau đó, trong phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập. Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Chính những mặt như vậy nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại với nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn biện chứng tồn tại khách quan trong cả tự nhiên lẫn trong xã hội và tư duy.

Hai mặt đối lập tuy có tính bài trừ, phủ định nhau, nhưng chúng lại gắn bó chặt chẽ với nhau, tồn tại trong sự thống nhất của chúng. Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, đòi hỏi có nhau của các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.

Giữa các mặt đối lập bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau, “sự thống nhất của các mặt đối lập” còn bao hàm sự “đồng nhất” của các mặt đó. Do có sự “đồng nhất” của các mặt đối lập mà trong sự triển khai của mâu thuẫn, đến một lúc nào đó, các mặt đối lập có thể chuyển hoá lẫn nhau.

READ:  Hãy giải thích câu nói của Lênin “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập

• Như vậy, các mặt đối lập không chỉ thống nhất, mà còn tác động qua lại với nhau “đấu tranh” với nhau. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó.

– Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển.

• Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mâu thuẫn biện chứng cũng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập. Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, sự ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển. Điều đó có nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối.

• Vậy mâu thuẫn biện chứng có quan hệ như thế nào với nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển?

Mâu thuẫn là sự tác động lẫn nhau của các mặt, các khuynh hướng đối lập. Chính sự tác động qua lại, sự đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc vận động và phát triển, là xung lực của sự sống. Chẳng hạn, tư tưởng, nhận thức của con người không thể phát triển, nếu không có sự cọ xát thường xuyên với thực tiễn, không có sự tranh luận để làm rõ đúng sai  Sự vận động và sự phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và sự thay đổi. Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật. Do vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển.

Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến, nó tồn tại trong tất cả các sự vật và hiện tượng, ở mọi giai đoạn tồn tại và phát triển của sự vật và hiện tượng.

– Phân loại mâu thuẫn

• Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:

Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật. Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật là mâu thuẫn diễn ra trong mối liên hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác nhau. Mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định trực tiếp với quá trình vận động và phát triển của sự vật. Tuy nhiên, mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài không ngừng tác động nhau.

• Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản: Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật. Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, nó quy định sự vận động và phát triển của một mặt nào đó của sự vật.

• Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu:

Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật, giải quyết nó sẽ tạo điều kiện giải quyết mâu thuẫn khác ở cùng giai đoạn (những mâu thuẫn thứ yếu). Sự phát triển hơn nữa của sự vật, chuyển hoá nó sang giai đoạn tồn tại khác của mình phụ thuộc vào việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu.

READ:  Bằng lý luận và thực tiễn chứng minh rằng “ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng tạo thế giới”

• Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng:

Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người, những xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau (Thí dụ mâu thuẫn giữa CNXH và CNTB, giữa tư sản và vô sản). Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng, khuynh hướng xã hội có đối lập về lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời (Thí dụ mâu thuẫn giữa tầng lớp nông dân, giữa các bộ phận công nhân khác nhau, giữa lao động trí óc và lao động chân tay, ở nước ta hiện nay).

Phân biệt mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phương pháp giải quyết mâu thuẫn.

– Ý nghĩa phương pháp luận.

Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn.

• Để phân tích đúng bản chất của sự vật, trước hết phải nhận thức sự vật như một thực thể đồng nhất, tiếp đó phải nghiên cứu những mặt khác nhau, những mặt đối lập và tác động qua lại giữa các mặt đối lập để nhận biết mâu thuẫn và nguồn gốc của sự vận động và phát triển.

• Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét toàn diện các mặt đối lập; theo dõi toàn bộ quá trình phát sinh, phát triển của các mặt đó; xem xét đến từng vị trí , vai trò và mối liên hệ lẫn nhau của các mâu thuẫn.

• Phải xác định đúng trạng thái chín muồi của mâu thuẫn; tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng có khả năng giải quyết mâu thuẫn và tổ chức thực tiễn để giải quyết mâu thuẫn một cách thực tế.

• Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi có đủ điều kiện chín muồi. Cho nên, chúng ta không được giải quyết mâu thuẫn một cách vội vàng khi chưa có đủ điều kiện; phải tạo điều kiện thức đẩy sự chín muồi của mâu thuẫn và điều kiện giải quyết.

• Đối với các mâu thuẫn khác nhau phải có phương pháp giải quyết khác nhau. Điều đó tuỳ thuộc vào bản chất của mâu thuẫn, vào những điều kiện cụ thể. Phải có biện pháp giải quyết thích hợp với từng mâu thuẫn.

Tóm lại, từ những điều trình bày trên đây, chúng ta nhận thấy, mọi sự vật và hiện tượng đều  chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành mâu thuẫn trong bản thân sự  vật; sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn đến sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới.