Nội dung của việc bố trí, phân công công tác và của việc nâng ngạch, nâng bậc lương?

Phân biệt giữa “Cơ quan sử dụng công chức” và “Cơ quan quản lý công chức”? Nội dung của việc bố trí, phân công công tác và của việc nâng ngạch, nâng bậc lương? Nêu mục đích, căn cứ và trình tự đánh giá công chức? Tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạnh cán sự?

A. Phân biệt giữa “Cơ quan sử dụng công chức” và “Cơ quan quản lý công chức”?

Tại khoản 7 và khoản 8, Điều 3, Chương I của N§ 117/2003/N§-CP của CP ngày 10/10/2003 quy định:
“Cơ quan sử dụng công chức” là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý hành chính, chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức;
“Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức” là cơ quan được giao thẩm quyền tuyển dụng và quản lý công chức;

B. Nội dung của việc bố trí, phân công công tác và của việc nâng ngạch, nâng bậc lương? – Tại điều 21, mục I, Chương III của Nghị định 117/2003/N§-CP ngày 10/10/2003 quy định về bố trí, phân công công tác của CBCC như sau:

Điều 21. Bố trí, phân công công tác

1. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức chịu trách nhiệm bố trí, phân công, giao nhiệm vụ cho công chức, bảo đảm các điều kiện cần thiết để công chức thi hành nhiệm vụ, thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức.

2. Khi thực hiện việc bố trí, phân công công tác cho công chức phải bảo đảm phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với ngạch công chức được bổ nhiệm, công chức ở ngạch nào thì bố trí công việc phù hợp với ngạch đó.

3. Công chức chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình; công chức giữ chức vụ lãnh đạo còn phải chịu trách nhiệm về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của công chức thuộc quyền quản lý theo quy định của pháp luật.

– Tại điều 23, mục I, Chương III của định 117/2003/N§-CP ngày 10/10/2003 quy định về nâng ngạch, nâng bậc lương như sau:
Điều 23. Nâng ngạch, nâng bậc lương

1. Công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch và còn ngạch trên trong cùng ngành chuyên môn thì có thể được nâng ngạch. Việc nâng ngạch cho công chức phải thông qua kỳ thi nâng ngạch theo quy định. Công chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xem xét để nâng ngạch.

2. Công chức có đủ tiêu chuẩn, thời hạn và còn bậc trong ngạch thì được xem xét để nâng bậc lương. Công chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xem xét để nâng bậc lương trước thời hạn theo quy định của Chính phủ.

3. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ nếu công chức đạt hiệu quả công tác cao và có triển vọng phát triển thì được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định nâng ngạch hoặc nâng bậc lương trước thời hạn theo phân cấp.

READ:  Văn hay lớp 3 - Kể và tả về một người hàng xóm của gia đình em

Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn việc nâng ngạch và nâng bậc lương trước thời hạn quy định tại Điều này.

C. Nêu mục đích, căn cứ và trình tự đánh giá công chức?

Từ điều 37 đến điều 39, mục 4, Chương III của Nghị định 117/2003/N§-CP ngày 10/10/2003 quy định như sau:

Điều 37. Mục đích

Đánh giá công chức để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với công chức.

Điều 38. Căn cứ và trình tự đánh giá công chức

1. Khi đánh giá công chức, cơ quan sử dụng công chức phải căn cứ vào nhiệm vụ được phân công, kết quả hoàn thành nhiệm vụ và phẩm chất đạo đức của công chức.

2. Việc đánh giá công chức được tổ chức hàng năm và thực hiện vào cuối năm theo trình tự sau : công chức tự nhận xét công tác; tập thể nơi công chức làm việc tham gia góp ý và ghi phiếu phân loại; sau khi tham khảo ý kiến nhận xét, phân loại của tập thể, người đứng đầu cơ quan đánh giá và quyết định xếp loại công chức; thông báo ý kiến đánh giá đến từng công chức.

3. Công chức có quyền được trình bày, bảo lưu ý kiến tự đánh giá nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

4. Việc đánh giá công chức biệt phái do cơ quan sử dụng công chức thực hiện. Văn bản đánh giá công chức biệt phái được gửi về cơ quan cử biệt phái để lưu vào hồ sơ công chức.

5. Tài liệu đánh giá công chức được lưu giữ trong hồ sơ công chức.

Điều 39. Đánh giá công chức lãnh đạo

Việc đánh giá công chức giữ chức vụ lãnh đạo được thực hiện theo phân cấp quản lý. Ngoài những căn cứ nêu tại Điều 38 Nghị định này, khi đánh giá công chức lãnh đạo còn phải căn cứ vào kết quả hoạt động của cơ quan, đơn vị và trách nhiệm của công chức giữ chức vụ lãnh đạo.

D. Tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạnh cán sự?

Mục 1- Ngạch cán sự

1. Chức trách:

Là công chức chuyên môn nghiệp vụ giúp lãnh các bộ phận cấu thành của bộ máy (phòng, ban trong hệ thống quản lý Nhà nước và sự nghiệp) để triển khai việc hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc việc thi hành các chế độ, điều lệ về quản lý nghiệp vụ.

READ:  Lời bài thơ Tây Tiến

Nhiệm vụ cụ thể.

Được giao đảm nhiệm quản lý, theo dõi một phần công việc của lĩnh vực quản lý sự nghiệp gồm các việc:

– Xây dựng và triển khai các kế hoạch, phương án nghiệp vụ trên cơ sở các quy chế, thể lệ, thủ tục quản lý đã có của ngành cho sát với cơ sở.
(Khi xây dựng tiêu chuẩn cụ thể phải ghi rõ nội dung và giới hạn công việc để xác định vị trí việc làm ở từng cơ quan-chức danh đầy đủ).

– Hướng dẫn, đôn đốc theo dõi quá trình thực hiện các công việc được phân công; phân tích, đánh giá hiệu quả và báo cáo kịp thời theo yêu cầu và mục tiêu của quản lý. Phát hiện và đề xuất với lãnh đạo để uốn nắn những lệch lạc trong quá trình thi hành của các đối tượng quản lý, nhằm đảm bảo cho các chế độ, chính sách, quyết định quản lý được thi hành nghiêm túc, chặt chẽ và có hiệu lực.

– Xây dựng được nề nếp quản lý hồ sơ tài liệu, tổ chức việc thống kê lưu trữ các tài liệu, số liệu đầy đủ, chính xác đúng yêu cầu của nghiệp vụ.

– Chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của công chức nghiệp vụ cấp trên.

2. Hiểu biết:

– Nắm được các nguyên tắc, chế độ, thể lệ, thủ tục và các hướng dẫn nghiệp vụ mục tiêu quản lý của ngành, chủ trương của lãnh đạo trực tiếp.

– Nắm chắc các nguyên tắc, thủ tục hành chính nghiệp vụ của hệ thống bộ máy Nhà nước.

– Hiểu rõ hoạt động của các đối tượng quản lý và tác động nghiệp vụ của quản lý đối với tình hình thực tÔn của xã hội.

– Viết được các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ và biết cách tổ chức triển khai đúng nguyên tắc.

– Hiểu rõ các mối quan hệ và hợp đồng phải có với các viên chức và đơn vị liên quan trong công việc quản lý của mình.

– Biết sử dụng các phương tiện thông tin và thống kê tính toán.

3. Yêu cầu trình độ:

– Trung cấp hành chính.

– Nếu là trung cấp nghiệp vụ hoặc kỹ thuật có liên quan thì phải qua 1 lípbåi dưỡng về nghiệp vụ quản lý hành chính.