Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới 1985 – 1995?

Những thành tựu, yếu kém, khuyết điểm và bài học kinh nghiệm sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới

Thành tựu

-Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm:

+ (1991-1995) :GDP đạt 8,2% (so với kế hoạch đề ra 5,5-6,5% trong kế hoạch), sx công nghiệp tăng 13,3%, nông nghiệp tăng 4,5%. XK tăng 20%, lạm phát 67,1% (1991) còn 12,7% (1995). Cơ cấu ktế có bước chuyển đổi : tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dvụ đều tăng. Bắt đầu có tích luỹ từ nội bộ KT. QHSX được điều chỉnh phù hợp hơn với yêu cầu phát triển của llsx. Nền kinh tế hh nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN được xd đời sống tinh thần được cải thiện, trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân được tăng lên.

-Tạo được sự chuyển biến tích cực về mặt XH : đời sống vật chất, trình độ dân trí,.. của người dân đựơc nâng lên.

– Giữ vững ổn định chính trị, củng cố an ninh quốc phòng, tạo lập môi trường hòa bình và đk thuận lợi cho công cụôc đổi mới.

– Thực hiện có kết quả một số đổi mới quan trọng về hệ thống chính trị : quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, khối đại đkết dtộc có bước phát triển mới, vai trò lđạo of Đảng đựơc tăng cường, Nhà nước pháp quyền tiếp tục được xd và hoàn thiện.

– Phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại, tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế, nâng cao vị trí of nước ta trên TG.

Khuyết điểm

– Nước ta còn nghèo và kém phát triển, thiếu cần kiệm trong sx, tiết kiệm trong tiêu dùng để dồn vốn đầu tư cho phát triển. Việc huy động, sd các nguồn lực còn phân tán, kém hiệu quả.

-Tình hình xh còn nhiều tiêu cực, tham ô, lãng phí của công, phân hoá giàu nghèo tăng.

-Việc lãnh đạo xd qhsx mới có phần vừa lúng túng vừa buông lỏng. Chưa tạo điều kiện cho DN nhà nước nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò chủ đạo. HTX chưa đổi mới, chưa giải quyết tốt chính sách để phát triển kinh tế tư nhân, phát triển tiềm năng đồng thời chưa quản lý tốt. Qủan lý kinh tế hợp tác liên doanh với nước ngoài còn nhiều sơ hở.

READ:  Nguyễn Trãi

– Quản lý nhà nước vế kt-xh còn yếu.

– Hệ thống chính trị còn nhiều nhược điểm. Năng lực và hiệu quả của đảng, nhà nước, đoàn thể chưa nâng lên hợp với tình hình.

Bài học kinh nghiệm sau 10 năm đổi mới

Một là, giữ vững mục tiêu độc lập dtộc và CNXH trong quá trình đổi mới, nắm vững 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tquốc, kiên trì CN M-L và tư tưởng HCM. Kết hợp sự kiên định về nguyên tắc và chiến lược CM với sự linh hoạt sáng tạo trong sách lược, nhạy cảm nắm bắt cái mới.

Hai là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị. Phát huy dân chủ, khắc phục những hiện tượng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân đồng thời chống mọi khuynh hướng dân chủ cực đoan, quá khích. Dứt khoát bác bỏ mọi thủ đoạn lợi dụng “dân chủ”, “nhân quyền” nhằm gây rối chính trị, chống phá chế độ, can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Không chấp nhận đa nguyên, đa đảng.

Ba là, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thánh phần, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Tăng cường kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dtộc, bảo vệ môi trường sinh thái.

Bốn là, mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của ca dtộc. Phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, văn minh.

READ:  Vì sao khi xây dựng những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới, Hồ Chí Minh thường sử dụng những khái niệm đạo đức của Nho giáo?

Năm là, mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân TG, kết hợp sức mạnh của dtộc và sức mạnh của thời đại. Việc mở rộng quan hệ đối ngoại phải dựa trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, giữ gìn, phát huy bản sắc và truyền thống tốt đẹp của dtộc.

Sáu là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đ, coi xây dựng Đ là nhiệm vụ then chốt. Đảng ta phải luôn luôn tự đổi mới và chỉnh đốn. Củng cố và xây dựng Đ cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ. Tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiền phong gương mẫu của đảng viên. Đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao trình độ và hiệu quả lãnh đạo của Đ đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Đối với 1 ĐCS cầm quyền hoạt động trong nền kinh tế thị trường lại có sự tác động của những thủ đoạn diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch từ bên ngoài thì việc luôn luôn cảnh giác với 2 nguy cơ là chệch hướng và tha hoá biến chất của đội ngũ dẫn đến xa dân phải được coi là một nhiệm vụ thường xuyên có ý nghĩa sống còn đối với vai trò lãnh đạo của Đảng.