Trình bày quan điểm, chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội của Đảng thời kỳ đổi mới.. Kết quả, ý nghĩa?

* Quan điểm về giải quyết các vấn đề xã hội

– Một là kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội

– Hai là xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng chính sách phát triển

– Ba là chính sách xã hội được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ

– Bốn là coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát triển con người (HDI) và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội

* Chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội

-Mọt là khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

– Hai là bảo đảm cung ứng dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân, tạo việc làm và thu nhập, chăm sóc sức khỏe…

– Ba là phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả

– Bốn là xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe và cải thiện giống nòi

– Năm là thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình

– Sáu là chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội

– Bảy là đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng

* Kết quả và ý nghĩa

Sau 20 năm đổi mới chính sách xã hội, nhận thức về vấn đề phát triển xã hội của Đảng và nhân dân ta đã có những thay đổi có ý nghĩa bước ngoặt quan trọng sau:

READ:  Bài 19 miền bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ i của mĩ vừa sản xuất (1965 - 1968) - Ôn thi đại học lịch sử

– Từ tâm lý thụ động, ỷ lại vào nhà nước và tập thể, trông chờ viện trợ đã chuyển sang tính năng động, chủ động và tính tích cực xã hội của tất cả các tầng lớp dân cư.

– Từ chỗ đề cao quá mức lợi ích tập thể một cách chung chung, trìu tượng; thi hành chế độ phân phối theo lao động trên danh nghĩa nhưng thực tế là bình quân- cào bằng đã từng bước chuyển sang thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp các nguồn lực khác vào sản xuất – kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Nhờ vậy, công bằng xã hội được thể hiện ngày một rõ hơn.

– Từ chỗ không đặt đúng tầm quan trọng của chính sách xã hội trong mối quan hệ tương tác với chính sách kinh tế đã đi đến thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, xem trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, đồng thời thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển.

READ:  Bài 22 Đấu tranh với mĩ trên mặt trận ngoại giao – hiệp định paris 1965 - 1973

– Từ chỗ nhà nước bao cấp toàn bộ trong việc giải quyết việc làm đã dần dần chuyển trọng tâm sang thiết lập cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế và người lao động đều tham gia tạo việc làm.

– Từ chỗ không chấp nhận có sự phân hóa giàu – nghèo đã đi đến khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo, coi việc có một bộ phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sự phát triển.

– Từ chỗ muốn nhanh chóng xây dựng một cơ cấu xã hội ” thuần nhất” chỉ còn có giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể và tầng lớp trí thức đi đến quan niệm cần thiết xây dựng một cộng đồng xã hội đa dạng, trong đó các giai cấp, các tầng lớp dân cư đều có nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng, đoàn kết chặt chẽ, góp phần xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh