Trái đất nóng
Trong cuộc sống của loài người, đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp, dầu và than đá được dùng rất nhiều, do đó đã thải vào không khí trên cao một lượng đioxit cacbon rất lớn, tăng 20% so với lượng đã có cách đây 40 – 50 năm trước.
Đioxit cacbon cùng với hơi nước hình thành nên một lớp mỏng bao phủ Trái đất, nó cho nhiệt lượng từ Mặt trời phát ta đi tới mặt đất một cách dễ dàng, nhưng lại hấp thụ nhiệt lượng từ mặt đất tán xạ vào không gian rồi lại phát đi đại bộ phận nhiệt lượng đó xuống lại mặt đất. Điều đó có hiệu quả giống như cái nhà bằng kính hoặc tấm chất dẻo mỏng. Nên hiện tượng này được gọi là hiệu ứng nhà kính.
Nếu nồng độ đioxit cacbon tăng gấp đôi, nhiệt độ không khí trung bình tại mặt đất liền tầng 2 – 3 độ C. Trong giai đoạn 1940 đến 1965, nhiệt độ không khí trung bình ở vào trạng thái giảm sau 1980 có xu thế tăng lên.