Bão từ là gì?

Bão từ

Trong thời gian gần đây, các đợt phun trào mây khí và hạt nhiễm điện từ Mặt trời liên tục diễn ra, gây nên đợt bão địa từ cực lớn trong lịch sử Trái đất. Vậy đâu là nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này?

Trước đây, giới khoa học tin rằng tâm Mặt trời được cấu tạo bằng hydro, và đây chính là nguyên nhân gây nên các đợt phun trào, đặc biệt là trong đỉnh cao chu kỳ 11 năm của Mặt trời. Chính vì vậy, chúng ta đã hiểu sai về bản chất của các đợt thay đổi khí hậu trên Trái đất. Theo Oliver Manuel, Giáo sư hoá học hạt nhân Mỹ, khi chuyển động tới bề mặt Mặt trời, hydro bị nóng chảy và phần nào tạo nên độ nóng của Mặt trời. Tuy nhiên, phần lớn nhiệt độ khủng khiếp của “ông già cau có” này lại toả ra từ lõi của một vụ nổ siêu tân tinh ngay tại phần tâm giàu sắt, chứ không phải là hydro của Mặt trời.

READ:  Tại sao phải thổi tắt nến trong lễ sinh nhật ?

Manuel giải thích: “Theo chúng tôi, thái dương hệ được sinh ra từ một ngôi sao, và Mặt trời hình thành từ lõi của một siêu tân tinh đã nổ. Hầu hết các hành tinh bên trong được cấu tạo bằng vật chất tại lõi ngôi sao đấy, còn các hành tinh bên ngoài thì bằng vật chất tại lớp ngoài. Chính vì vậy, chúng ta hiểu sai về quá trình tạo nên từ trường ở tâm Mặt trời – nguyên nhân gây phun trào và bão địa từ. Chúng ta cứ tưởng rằng chính dòng plasma ở bề mặt môi trường tạo nên từ trường nhưng thực tế không phải là như vậy”.

Phần lớn giới vật lý thiên văn đều ủng hộ quan điểm là cách đây 4,5 tỷ năm, Mặt trời được hình thành từ một đám mây sao. Ngược lại, Manuel khẳng định rằng thái dương hệ có nguồn gốc từ một vụ nổ sao tân tinh. Chính vì vậy, hoặc là từ trường của ngôi sao neutron ở tâm Mặt trời, hoặc là phản ứng biến lớp sắt quanh ngôi sao đó thành một chất siêu dẫn (phản ứng ngưng tụ Bose – Einstein), đã gây nên các đợt phun trào trong chu kỳ hoạt động Mặt trời.

READ:  Tại sao tháng 2 chỉ có 28 ngày?

Trong khi thuyết của Manuel còn đang gây tranh cãi trong giới khoa học thì nhiều nhà nghiên cứu khác đã khẳng định, các hành tinh thuộc quỹ đạo thái dương hệ đều giàu chất sắt và kim loại. Manuel tin rằng, điều này sẽ giúp thay đổi quan điểm của mọi người về nguồn gốc của thái dương hệ. Hơn 40 năm nay, ông đã cống hiến cuộc đời mình cho việc đi tìm “giấy khai sinh” của hệ Mặt trời.