Bình giảng văn học là gì ?

Bình giảng cũng là một kiểu bài phân tích văn học nhưng là kiểu bài phân tích đặc biệt. Người viết cảm thụ văn chương riêng của mình, vừa phân tích giảng giải, vừa bình cái hay, cái đẹp của thơ văn để cho người đọc cùng tán thưởng về tư tưởng và nghệ thuật của một đoạn văn, đoạn thơ hay một tác phẩm trọn vẹn.

Trong nhà trường, những đề văn bình giảng thường chỉ hướng về một đoạn thơ hay, một đoạn văn hay, một bài thơ ngắn đặc sắc. Thơ văn không hay, hoặc ít có giá trị tư tưởng nghệ thuật thì không thể bình giảng được.

[display-posts category=”binh-giang-van-hoc” posts_per_page=”-1″ include_date=”false” order=”ASC” orderby=”title”]

Phân biệt giữa phân tích văn học và bình giảng

Phân tích tác phẩm văn học là từ sự phân tích đặc điểm tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật để làm sáng tỏ giá trị của tác phẩm, hoặc làm sáng tỏ một vấn đề, một khía cạnh của tác phẩm.

Ví dụ:

  • Phân tích bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng mục đích đi tới là làm sáng tỏ và đánh giá – giá trị của tác phẩm.
  • Phân tích vẻ đẹp lãng mạn của truyện “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu – cái đích của bài văn là làm sáng tỏ một khía cạnh của tác phẩm.
  • Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mỵ để cho thấy giá trị nhân đạo của truyện “Vợ chồng A Phủ” – cái đích đi tới là làm sáng tỏ một vấn đề của tác phẩm.
READ:  Phân tích Vẻ đẹp của con người việt nam qua ca dao dân ca

– Bình giảng là từ việc giảng và bình các chi tiết ngôn ngữ nghệ thuật, tư tưởng tình cảm chứa trong tác phẩm hay một phần của tác phẩm, làm rõ cái hay, cái đẹp của văn chương.

– Phân tích văn học và bình giảng đều phải sử dụng các thao tác sau: phân tích, giảng giải – trích dẫn, so sánh đối chiếu, liên tưởng mở rộng, bình, đánh giá. Tuy nhiên mức độ, sắc thái có chỗ hơi khác nhau.

  • Bình giảng: yếu tố bình phải sắc, đậm hơn.
  • Bình giảng: đòi hỏi người viết phải phân tích, giảng giải kỹ hơn, sâu hơn các chi tiết. Có những đề văn chỉ có hai câu thơ, nên người viết phải biết sử dụng các thao tác trên tinh thần “chẻ sợi tóc làm tư” mới có thể làm nên một bài văn 4,5 trang.

Ví dụ:

Bình giảng hai câu thơ sau:

“Ôi những cánh đồng quê chảy máu,
Dây thép gai đâm nát trời chiều”.

(“Đất nước” – Nguyễn Đình Đinh Thi)

– Để viết hay đề văn bình giảng này trong một thời gian nhất định khoảng 100-120 phút trong phòng thi căng thằng, hồi hộp đâu dễ?

READ:  Tìm hiểu: Ca dao là gì?

Nói chung giọng văn, chất văn của hai kiểu bài phân tích văn học và giảng phải lưu loát, uyển chuyển, mượt mà, giàu cảm xúc. Vốn dĩ câu thơ, câu văn trong đề bài bình giảng đưa ra đã hay, rất hay, rất đẹp, do đó người viết cũng phải diễn đạt bằng những lời văn, câu văn giàu hình ảnh, biểu cảm mới tương xứng.

Các tiêu chí trên đây chỉ là sự khu biệt tương đối. Các bài văn mẫu hiện nay, xét cho cùng, các bài bình giảng cũng không khác gì bài phân tích; đặc biệt chất văn, giọng văn chưa được “bay” thậm chí yếu tố bình (khen, chê) chưa có, chưa rõ.

Theo ý chúng tôi, dối với những bài ca dao ngắn, bài tứ tuyệt hoặc bát cú Đường luật thì phân tích hay bình giảng đều có thể viết giống nhau, tương tự nhau.

Ví dụ:

  • Bình giảng bài ca dao “Bài ca chàng thợ mộc”
  • Bình giảng bài thơ “Mộ” (Chiều tối) của Hồ Chí Minh.
  • Phân tích bài thơ “Canh cá tràu” của Chế Lan Viên.