Sự khác nhau nghi lễ đám cưới của các quốc gia châu Á

Bài tiểu luận này chỉ tập trung đề cập đến việc tổ chức hôn lễ của một vài quốc gia châu á. Đó là: Hàn Quốc, Nhật Bản và Lào với mong muốn sẽ giúp cho người đọc hiểu thêm về một số tập quán thú vị trong đám cưới của người châu á.

Châu á là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới, bao gồm 50 quốc gia. Nhắc đến châu á là nhắc đến một vùng Viễn Đông đầy bí ẩn và lãng mạng. Và khi nói đến đám cưới người châu á, chính sự khác biệt về vị trí địa lý, sự đa dạng, phong phú của các nền văn hóa, các truyền thống, tập quán và tôn giáo đã biến những đám cưới ở đây trở thành những lễ hội đặc biệt luôn tuân theo những tập tục truyền thông, vừa thiêng liêng lại vừa nhộn nhịp, tràn đầy sắc màu và đậm đà bản sắc dân tộc.

Không giống như người phương Tây, đám cưới của người châu á, dù ở bất kì quốc gia nào, cũng đều có những hình ảnh, biểu tượng truyền thống tượng trưng cho dân tộc, cho cội nguồn, thể hiện niềm tự hào, lòng biết ơn đối với tổ tiên, ông bà mình. Người châu á rất coi trọng hôn nhân, coi hôn nhân là một dịp lễ trọng đại của đời người. Vì vậy đám cưới của họ thường được tổ chức rất long trọng sau một thời gian dài chuẩn bị kĩ lưỡng và thường kéo dài nhiều hơn một ngày.

[toc]

Phần I: Đám cưới ở Hàn Quốc

1. Trước lễ cưới

Tại Hàn Quốc, hôn nhân giữa nam và nữ đồng nghĩa với việc kết nối hai gia

đình, chứ không chỉ đơn thuần là kết nối hai cá nhân với nhau. Với ý nghĩa đó, sự kiện này được gọi là Taerye – Đại Lễ, và mọi người thân quen đều đến tham dự. Lễ cưới được tổ chức linh đình và vô cùng trang trọng với nhiều thủ tục, nghi lễ kéo dài và cầu kì. Chịu ảnh hưởng của giá trị Khổng Giáo truyền thống, nghi thức kết hôn tại Hàn Quốc khá dài dòng và phức tạp.

a) Eui Hon (Mai mối)

Tiến trình tìm kiếm người vợ hoặc chồng tương lai cho con cái trong nhà thường phải nhờ đến các nhà mai mối, họ sẽ thu thập thông tin từ những cô gái – chàng trai theo dòng dõi gia đình, học vấn hay đẳng cấp xã hội sao cho tương xứng. Người làm mai mối sẽ kết nối cho các cặp vợ chồng tương lai và định ngày để hai bên cha mẹ giáp mặt. nhưng lúc này cô dâu chú rể tương lai sẽ không được gặp mặt nhau. Gia đình chú rể sẽ gửi lời cầu hôn đến cha mẹ cô dâu – người có quyền chấp nhận hay từ chối thay mặt con gái mình.

b) Napchae (Định ngày lành)

Sau khi lời cầu hôn được chấp nhận, gia đình chú rể sẽ chuẩn bị Saju – xác định ngày, tháng, năm, giờ sinh chính xác của chú rể theo âm lịch, sau đó gửi đến gia đình cô dâu. Giấy trắng cao 40cm, rộng 90cm, gấp lại 5 lần đều nhau sau đó viết Saju vào chính giữa rồi bỏ vào phong bì màu trắng. Không sử dụng keo để dán bì thư mà gia đình chú rể dùng nhánh tre gói bao thư vào trong sau đó cột lại bằng chỉ xanh và chỉ đỏ. Cuối cùng dùng Sajubo, loại vải bọc màu đỏ bên trong và màu xanh bên ngoài quấn lại thật kỹ.

Dựa theo thông tin từ Saju, thầy bói quyết định ngày giờ tốt lành để cử hành hôn lễ. Sau đó gia đình cô dâu gửi Yeongil đến gia đình chú rể cho biết ngày cưới.

c) Napp’ae (Trao đổi hồi môn)

Trước ngày cưới, gia đình chú rể đưa quà cưới sang nhà gái trong một hộp lễ vật
gọi là Ham. Thêm vào đó Hamjinabi (người bưng Ham) đồng thời bưng Bongch’i
Deok – bánh gạo đậu đỏ từ nhà trai sang nhà gái.

Ham thường có 3 lễ vật. Honseo – hôn thư gói trong vải lụa đen, ghi tên của người gửi và mục đích hôn sự. Đây là biểu tượng của sự trung thành mà người vợ dành cho người chồng tương lai của mình. Người vợ phải giữ hôn thư mãi mãi bên mình, khi chết phải chôn theo. Chaedan là một số cây vải xanh đỏ dùng để may trang phục. Vải xanh được cột bằng chỉ đỏ còn vải đỏ cột bằng chỉ xanh. Hai màu xanh đỏ là đại diện cho Eum/Yang hay còn gọi là Âm/Dương. Honsu là những món đồ giá trị dành cho cô dâu từ gia đình nhà chú rể Thông thường chú rể đến nhà cô dâu để cử hành nghi lễ, sau đó ở lại 3 ngày trước khi đưa cô dâu quay về nhà mình. Nghi lễ thật sự bao gồm một số nghi thức nhỏ với nhiều điệu bộ tượng trưng và các nghi thức lạy cầu kỳ.

Hôn nhân là đại diện cho sự kết hợp hoàn hảo và sự cân bằng của hai yếu tố chủ thể trong thế giới này: Eum – bóng tối, yếu tố nữ giới và Yang – ánh sáng, yếu tố nam giới; còn gọi là âm và dương. Thông thường, lễ thành hôn diễn ra vào lúc chạng vạng, đại diện cho sự cân bằng giữa ánh sáng ban ngày và bóng tối ban đêm. Màu xanh tượng trưng cho Eum còn màu đỏ tượng trưng cho Yang.

Kireogi (Uyên ương – cặp ngỗng dại)

Một đôi ngỗng dại làm từ gỗ đại diện cho tân lang và tân nương. Trong nghi thức Jeonanrye của lễ cưới, chú rể đưa một con ngỗng gỗ kireogi cho nhạc mẫu của mình. Ngỗng tượng trưng cho nhiều quy tắc mà đôi vợ chồng mới phải tuân theo trong đời sống hôn nhân của họ:

– Ngỗng dại chỉ có một bạn đời trong suốt cuộc sống của mình. Ngay cả khi 1 con chết, con còn lại sẽ không bao giờ tìm bạn đời mới.

– Ngỗng dại là loài vật hiểu rõ ràng tôn ti trật tự. Ngay cả khi bay trên bầu trời, chúng vẫn duy trì đúng cơ cấu và sự hài hòa tuyệt đối.

Gà trống và gà mái được bọc lại bằng vải xanh và vải đỏ được đặt ngồi trên hoặc dưới bàn hôn lễ. Mào gà trống đánh dấu sự khởi đầu của một ngày mới, sự khởi đầu tươi sáng như ý nghĩa của cuộc hôn nhân bền vững. Tiếng gáy của gà trống còn báo hiệu cho quỷ dữ biết rằng ngày đã đến và chúng phải mau biến mất khỏi thế giới này. Chú gà trống trong lễ cưới đánh dấu niềm hy vọng rằng các linh hồn ma quỷ sẽ phải tránh xa, không làm phiền cặp vợ chồng mới cưới.

Ý nghĩa thứ hai đại diện cho niềm hy vọng rằng cặp vợ chồng mới cưới sẽ có nhiều con cái – điều rất quan trọng trong xã hội nông nghiệp truyền thống Cuối cùng ngày hôn lễ cũng đã đến. Các thành viên trong gia đình và dân làng lân cận đều đến để xem cử hàng lễ cưới.

2. Trong và sau lễ cưới

Lễ cưới diễn ra với nhiều nghi thức, từ việc đi đứng cho đến phong cách cúi chào đều rất lễ nghi:

# Ch’inyoung (Diễu hành)

Theo nghi thức truyền thống, hôn lễ diễn ra bên nhà gái. Chú rể thường cỡi ngựa hay lừa, cùng đoàn tùy tùng đi đến nhà cô dâu hay nơi diễn ra lễ cưới. Chú rể thường đưa theo một đoàn nhạc công, thổi nhạc cụ để không khí nhộn nhịp hơn.

# Jeonanrye (Trao ngỗng)

Trong nghi thức sang nhà gái tiến hành hôn sự, Girukabi – người dẫn đầu ôm chú ngỗng gỗ kireogi trong lòng. Ngay khi đến nhà cô dâu, Girukabi đưa chú ngỗng gỗ này cho chú rể sau đó chú rể đặt ngỗng gỗ xuống chiếc bàn nhỏ. Ngay sân nhà, chú rể cúi lạy mẹ vợ tương lai hai lần và bà sẽ cầm ngỗng gỗ đi vào nhà.

# Gyobaerye (Giao bái)

Trong hôn lễ truyền thống Hàn Quốc, lễ bái tổ tiên cũng là lần đầu tiên cô dâu và chú rể biết mặt nhau. Đầu tiên, chú rể sẽ bước đến phía Đông bàn cưới sau đó cô dâu bước đến phía Tây. Rể phụ bắt đầu trải chiếu hay thảm ra cho chú rể còn dâu phụ giúp đỡ cô dâu làm công việc tương tự. Chú rể và cô dâu đứng đối diện nhau, những người phụ lễ giúp họ rửa tay để “tẩy trần” chuẩn bị cho buổi lễ.

Với sự giúp đỡ của phụ lễ, cô dâu cúi lạy chú rể hai lần và phụ lễ giúp chú rể lạy đáp lễ cô dâu một lần. Cô dâu lại cúi lạy 2 lạy và chú rể đáp lễ 1 lạy nữa. Sau đó họ quỳ xuống đối diện nhau. Lễ giao bái mang ý nghĩa hứa hẹn sẽ chung thủy trọn đời và có trách nhiệm với nhau.

# Hapgeunrye (Giao bôi)

Nghi thức này trong lễ cưới truyền thống có hai hình thức khác nhau tùy theo sự khác biệt tôn giáo. Hình thức thứ nhất là cô dâu chú rể uống rượu chung một cốc. Hình thức thứ hai là cô dâu chú rể dùng rượu từ hai phần khác nhau của quả bầu biểu thị rằng chú rể với cô dâu tuy hai mà một – gắn kết trọn đời. Lễ giao bôi biểu thị cho duyên phận của tân lang và tân nương cũng như sự hòa thuận của cuộc sống chồng vợ.

Trước tiên, những người phụ lễ rót rượu vào cốc nhỏ cho chú rể dùng còn một người khác rót rượu cho cô dâu, nhưng cô dâu chỉ nhấp môi hoặc giả vờ uống mà thôi. Phụ lễ sẽ lại rót đầy cốc cho chú rể uống cạn. Phụ lễ rót rượu lần nữa và cô dâu lại tiếp tục nhấp môi hay giả vờ uống. Cuối cùng, cô dâu và chú rể cùng “giao bôi” và cúi lạy 3 lần: một lạy phụ mẫu, hai lạy tổ tiên và ba lạy quan khách.

Sau lễ cưới, chú rể sẽ phải đến nhà cô dâu và ở lại đó 3 ngày trước khi đón cô dâu về nhà mình.

Phần II : Đám cưới ở Nhật Bản

Thanh niên của Nhật Bản dù có tân tiến, hiện đại đến mấy vẫn luôn tổ chức lễ cưới theo truyền thống dân tộc. Khái niệm về nghi lễ và hôn nhân tại Nhật tuy có một vài thay đổi để phù hợp nhưng vẫn duy trì những sắc thái cổ truyền.

1. Trước lễ cưới

Sau khi hai bên đã thống nhất đi đến hôn nhân, nakodo sẽ đứng ra tổ chức một nghi lễ đính hôn gọi là Yuinou. Nghi lễ này có lịch sử gần 1400 năm từ thời thiên hoàng Nintoku, và được phổ biến rộng rãi vào cuối thời Edo.

Trong lễ Yuinou, cả hai gia đình gặp nhau tại bàn tiệc, trao đổi quà tặng và ăn mừng chuẩn bị cho lễ cưới sắp tới. Thông thường nhà trai sẽ nộp tiền và lễ vật tượng trưng cho sự may mắn như kombu (rong biển- tượng trưng cho sự phát đạt của con cháu về sau) . Nhà gái sẽ tặng lại một món quà tương đương phân nửa giá trị lễ vật mà họ nhận. Ngày nay, lễ này càng bị lược bỏ, thay vào đó chàng trai tặng cô gái chiếc nhẫn đính hôn và cô gái tặng lại một món quà.

Hai gia đình sẽ trao đổi những món quà gọi là Yuinouhin tượng trưng cho may mắn và hạnh phúc. Các món quà khác nhau tuỳ theo tục lệ riêng từng vùng, nhưng thường là số lẻ và có thể lên đến 9 món quà. Ngoài obi cho cô dâu và hakama cho chú rể, một vài món quà thường thấy là:

  • (Surume) cá khô để thể hiện ước muốn về hạnh phúc dài lâu
  • (Tomoshiraga) ước mong cho cô dâu chú rể sẽ hạnh phúc đến già
  • (Yanagidaru) bình rượu tượng trưng cho gia đình hạnh phúc
  • (Suehiro) cái quạt để cầu mong sự thịnh vượng cho gia tộc
  • (Yubiwa) nhẫn đính hôn, bằng chứng của hôn ước hai bên
  • (Yuinoukin) tiền sính lễ
  • (Naganoshi) vật dâng lên bề trên

2. Trong và sau lễ cưới

Sau lễ Yuinou, việc còn lại là chuẩn bị tổ chức đám cưới. Đầu tiên là rước dâu. Đám rước dâu dẫn đầu là một thầy tu Shinto, theo sau là các miko, cô dâu chú rể, cha mẹ hai bên và cuối cùng là các vị khách mời.

Trong dịp trọng đại này, cô dâu sẽ mặc một bộ kimono trắng thể hiện sự thanh khiết. Trên đầu cô dâu, ngoài kanzashi để trang trí thì bạn còn có thể thấy một chiếc mũ Tsuno Kakushi màu trắng. Nó thể hiện sự phục tùng của cô dâu với người chồng tương lai. Đơn giản hơn, chú rể mặc một bộ montsuki với quần hakama và áo khoác haori có gia huy của gia đình mình.

READ:  Đám cưới chị cáo

Nghi thức của đám cưới, kekkonshiki, được tổ chức khá riêng tư trong một ngôi đền Shinto, với sự góp mặt của người thân. Lễ cưới truyền được bắt đầu bằng một nghi lễ thanh tẩy nơi làm lễ. Chủ lễ sẽ dâng gạo và muối cùng những vật tế khác lên trước bàn thờ trước khi cầu nguyện với thần linh. Tất cả mọi người sẽ đứng dậy lắng nghe những lời chúc phúc cho đôi bạn trẻ đang làm lễ thành hôn.

Tiếp theo là nghi lễ san san kudo, khi cô dâu và chú rể cùng uống rượu sake. Bộ chén uống rượu được đưa ra gồm ba chiếc chén gọi là sakazuki có kích thước tăng dần. Chú rể sẽ bắt đầu với chiếc nhỏ nhất, nhấp 3 ngụm rượu trước khi chuyển sang chiếc lớn hơn. Cô dâu cũng làm theo tương tự. Ba lần ba là chín, nó tượng trưng cho hạnh phúc trường tồn, cầu chúc cho cặp vợ chồng sẽ mãi mãi bên nhau. Hai người sẽ thề trước thần linh và dâng một nhánh cây sakaki gọi là Tamagushi lên cho các thần. Nếu có nhẫn cưới thì đây chính là lúc trao nhẫn.

Sau nghi thức này, gia đình hai bên sẽ cùng nâng chén để đánh dấu sự hoà hợp không chỉ của hai vợ chồng mới cưới mà còn là của hai gia đình. Các nhạc công được mời đến sẽ chơi những bản nhạc truyền thống trên các nhạc cụ cổ như đàn và sáo. Sau khi các nghi lễ này kết thúc, hai vợ chồng sẽ thực hiện công việc cuối cùng là tiếp đón bạn bè, khách khứa đến dự bữa tiệc cưới. Sau tiệc cưới, cô dâu và chú rể dâng hoa đôi bên cha mẹ tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành đã cho họ một nửa của đời mình.

Phần III : Đám cưới ở Lào

1. Trước lễ cưới

Theo tập tục của người Lào, sau hôn lễ chú rể phải về ở nhà cô dâu. Người Lào gọi tục lệ này là “Vivahamongkhon”, người Việt gọi là “gửi rể”.

Con gái Lào, từ 16 tuổi trở lên, được tự do tiếp bạn trai tại nhà, có thể cùng bạn trai đi dự các buổi lễ (Bun), hội chợ (Ngan) trong hay ngoài làng. Tình cảm nam nữ nảy nở cũng từ sự giao thiệp cởi mở trong khuôn khổ lễ giáo đó. Người Lào quan niệm vấn đề nam nữ như Cát với Nước, cát với nước tự nhiên thu hút nhau qua tiếp xúc, giao tế. Còn người Việt Nam thì cho rằng chuyện tiếp xúc giữa trai gái giống như Lửa với Rơm, do đó mà mới có câu “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”.

2. Trong và sau lễ cưới

Phong tục cưới xin của người Lào gồm các tục lệ sau:

# Tục Bắn Tin (Thạp Tham): bố mẹ chàng trai nhờ ông bà mai đưa tin cho cha mẹ cô gái về ý định của mình. Và tuy tự do, cởi mở nhưng cô phù- sáo (thiếu nữ Lào) cũng vùng vằng e lệ, đỏ mặt ngượng ngùng khi cha mẹ trực tiếp hỏi mình “chịu” hay “không chịu”. Thường thì các cô gái Lào sẽ rả lời : con không biết, con không lấy chồng đâu, con sẽ ở vậy với cha mẹ suốt đời. Điều này đồng nghĩa với việc cô gái đồng ý với lời dạm hỏi.

Lễ vật ăn hỏi của người Lào gọi là Khà Đoòng. Dĩ nhiên số lượng cao thấp là do tài thương lượng của ông bà mai với bố mẹ cô gái. ở thành phố, phần vật liệu thách cưới thường được tính bằng tiền hay vàng ta. ở nông thôn thì là trâu bò hay ruộng đất. Khà Đoòng chỉ phải nộp trong ngày cưới.

Lựa chọn ngày cưới: Người Lào có tục lệ chỉ cưới gả nhau vào những tháng chẵn. Tháng sáu là tháng tốt nhất vì nhằm mùa Bun Bang Phay tức lễ cầu mưa. Tháng sáu cũng là tháng cuối cùng vì qua tháng bảy là mùa đồng áng, còn tháng tám lại nhằm mùa Khậu Vặt Sá tức mùa cấm phòng của chư tăng ni tiểu thừa kéo dài mãi đến trăng tròn tháng 11. Đây là khoảng thời gian người Lào tuyệt đối Kha-lăm (kiêng cữ) nên phải chờ đến tháng 12 mới tổ chức đám cưới.

# Lễ Nghinh hôn: Như đã nói, người Việt đón dâu, người Lào đưa rể. Hình thức và nội dung nghi lễ trong hôn nhân Lào bao gồm những lễ sau:

soukhouan (su-khoắn), baci (ba-xi) và phoukkhen (phục-khen). Đó là 3 danh xưng khac nhau để chỉ cùng một hình thức tổ chức biểu hiện một nội dung tín ngưỡng giống nhau:

  • Su-khoắn có nghĩa là lễ cầu vía để vía khỏi phiêu lãng rời khỏi xác.
  • Ba-xi là biệt từ chỉ lễ Soukhouan trong giới trưởng giả phú quý.
  • Phục-khen (buộc chỉ vào cổ tay) là tên bình dân của Soukhouan.

Hình thức vật chất của Su-khoắn là Pha-khoắn, có nghĩa là một cái mâm hay “mâm tiệc dành cho vía”, bao gồm các ô và các khan (loại mâm nhỏ) được đặt chồng lên nhau. Trên đỉnh Pha-khoắn là “ống loa” to nhất cũng làm bằng lá chuối nhưng đặc biệt là hoa Champa được nâng niu kết lại trên từng cái găm dài nhỏ bằng gỗ hay tre, cắm rủ dài xuống trông như mái tóc bạch kim long lánh. Ngoài ra trên Pha-khoắn còn có cả trầu cau, thuốc lá, trứng luộc, xôi, rượu, bánh trái, tiền, nhang, nến và những sợi dây màu trắng, dệt bằng vải bông…

Trong các buổi lễ khác, Pha-khoắn nhỏ hay lớn, ít hay nhiều tầng (nhiều mâm nhỏ chồng lên nhau), lượng lễ vật ra sao là tùy hoàn cảnh tài chính của gia chủ.

Hai Pha-khoắn trong ngày cưới đặc biệt hơn thường lệ , nhiều khi cao tới 7 hay 9 tầng có chu vi bằng cả thước và có cả tiền lẫn vàng. Hoa Champa thì được thế bằng DDooocHac (hoa cau).

Nghi lễ Su-khoắn phải được diễn ra nơi trang trọng nhất trong nhà, thường là phòng khách, nhân dịp này nó lại được lau chùi, dọn dẹp kĩ hơn, bày biện mỹ thuật đẹp mắt hơn nên trông rất sang trọng. Người được mời làm chủ lễ theo lẽ là các vị sư song thực tế thường là do một Chan hay một Thít tức tu sĩ đã hoàn tục. Rồi trong khung cảnh đông đủ mà trang nghiêm, mọi người hiện diện xung quanh Pha-khoắn đề chắp tay trước ngực hay trước trán còn vị chủ lễ ngồi xấp bằng trên thảm, an vị theo hướng tốt đã chọn kỹ, đối diện người được hân hạnh nhận lễ Su-khoắn, bắt đầu cất tiếng Suột Môn (tụng kinh).

Trong mỗi cuộc hôn nhân, theo phong tục Lào, có tất cả 3 lễ Su-khoắn:

  • Do gia đình nhà trai tổ chức riêng cho chú rể.
  • Do gia đình nhà gái tổ chức riêng cho cô dâu.
  • Do hai gia đình sui gia cùng tổ chức.

Bài kinh cầu trong buổi lễ thứ nhất và thứ hai có nội dung tốt đẹp gần giống nhau, nhắc nhở cô dâu chú rể về công đức sinh thành của bố mẹ,… Bài kinh trong buổi lễ thứ ba có nội dung đặc thù cho tình nghĩa vợ chồng, bổn phận dâu rể Trước mâm Pha-khoắn, chú rể ngồi bên phải, cô dâu ngồi bên trái.

# Cuối cùng là lễ đưa rể: theo phong tục thì cuộc đưa chồng về nhà vợ được tổ chức sau ngày làm lễ Su-khoắn .

Đến giờ lành, phái đoàn nhà trai – tuyệt đối không được có bà góa hay người đã li dị – mang lễ vật đã được đôi bên thỏa thuận đến nhà gái. Hai Pha-khoắn nói trên đã được mang đến nhà gái từ trước.

o Phái đoàn nhà trai tiến dần về hướng nhà gái trong tiếng reo hò, lăm, khắp, xởng (các điệu hát, hò đặc biệt của Lào) hòa lẫn âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền với mục đích bào tin vui cùng xóm làng, trời đất.

Trước khi được phép vào nhà cô dâu, phái đoàn hè-khới (đưa rể) phải trải qua mấy cửa ải giăng dây, chận cổng, đối đáp, yêu sách tinh nghịch giống như họ nhà trai bên ta đi rước dâu vậy. Có điều trước khi bước chân lên cầu thang, chẩu-bào (chú rể) phải đặt hai chân lên một miếng đá có phủ lá chuối xanh tươi do gia đình chẩu-sáo (cô dâu) chuẩn bị sẵn. Một người anh em của chẩu-sáo sẽ mang tới một ô thay thau nước cùng một tấm khăn và rửa chân thật kĩ cho chẩu-bào. Tục này ngụ ý chú rể về ở nhà vợ với tấm thân trong sạch.

Sau đến lễ Su-khoắn Tân Hôn rồi mới tiệc tùng, ca hát, khiêu vũ kéo dài thâu đêm.

# Ba ngày sau, chú rể đưa cô dâu về thăm cha mẹ ruột. Đây là dịp tân lang, tân nương mang theo vài kỉ vật làm quà biếu cha mẹ và anh chị em chồng. Và như thế, đôi vợ chồng mới chính thức được hòa hợp vào cả hai gia đình.

Lời Kết

Tóm lại, trong đời sống của người châu á, đám cưới chính là biểu hiện của nếp sống xã hội, của nền v#n hoá dân tộc. Nó vừa kế thừa truyền thống phong tục, tập quán của dân tộc, vừa được cách tân ngày càng v#n minh theo sự phát triển của thời đại. Và cũng trong hôn lễ của người châu á, sự chân thành, sâu sắc của tình yêu đôi lứa được thể hiện qua các tục lệ cổ truyền. Đó là lời khẩn nguyện (lễ thề nguyền) của cô dâu chú rể trước gia tiên hai họ, kèm theo là sự trao kỷ vật như trao nhẫn cưới, hứa hẹn #n ở với nhau cho đến “mãn chiều xế bóng” Tất cả đều nhằm đánh dấu một sự chín muồi của tình yêu để dẫn tới hôn nhân.

Có thể khẳng định rằng, từ lâu, việc tổ chức lễ cưới đã là một phong tục không thể thiếu trong cuộc sống cộng đồng người dân châu à, mà ý nghĩa xã hội của nó thể hiện ở nhiều khía cạnh: kinh tế, xã hội, đạo đức, v#n hoá. Đối với người phương Đông, lễ cưới cũng chính là sự ghi nhận quá trình trưởng thành của đôi thanh niên nam nữ, sau quá trình tìm hiểu. Đến với đám cưới, con người có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc, làm quen với nhau, t#ng cường giao tiếp, mở rộng các mối quan hệ xã hội. Đến với đám cưới là đến với một sinh hoạt v#n hoá lành mạnh không thể thiếu trong cuộc sống mỗi con người và cả cộng đồng người châu á nói chung.

Có thể nói, hôn lễ đã trở thành một nét văn hóa tinh thần không thể thiếu của toàn bộ người dân châu á. Một bài nghiên cứu về châu á sẽ không trọn vẹn nếu thiếu đi việc tìm hiểu các phong tục cưới hỏi ở châu lục này.

Phần IV : Cưới hỏi của người Việt

Hôn nhân là việc quan trọng của một đời người.Ông bà ta đã dạy rằng : trai khôn dựng vợ,gái lớn gả chồng,điều này cho thấy việc xây dựng hạnh phúc gia đình đã trở thành một quy luật tất yếu khi chúng ta bước vào tuổi trưởng thành.Ở đời, người ta hạnh phúc nhất là trải qua những khoảnh khắc trong ngày hôn lễ.

Vậy, bạn biết gì về nghi lễ hôn nhân ở việt nam: Xưa và nay? Nó được tổ chức như thế nào?

Người xưa quan niệm cưới hỏi là một trong ba việc lớn của đời người : tậu trâu,cưới vợ,làm nhà,cho nên tập tục cưới xin cũng được tổ chức với rất nhiều nghi lễ khá rình ràng, tốn kém, phải tuân thủ theo nhiều lễ giáo phong kiến rất khắt khe. Ngày nay, nhiều đám cưới tổ chức theo nếp sống mới, giúp cho đôi vợ chồng trẻ và hai họ không phải vất vả, không tốn kém tiền bạc mà còn đem cả niềm vui, hạnh phúc thật sự cho đôi vợ chồng mới.

Nhưng bên cạnh đó, có những điều mà chúng ta cần quan tâm tới nghi lễ hôn nhân Việt Nam ngày nay. Đó là việc lợi dụng chức quyền, tổ chức đám cưới cho con, em để thu lợi cho bản thân. Vậy làm thế nào có một đám cưới lành mạnh? Câu hỏi cần có câu trả lời.Chính vì sự quan trọng cũng như một điều gì đó rất thiêng liêng cho nên em chọn đề tài : “ Cưới hỏi của người

READ:  Lời dẫn MC đám cưới nhà gái

Hôn lễ ở Việt Nam Xưa

Ngày xưa, gia đình nào mỗi lần dựng vợ gả chồng cho con cái của mình là một lần phải trải qua những thử thách trước những nghi thức và lễ tục rườm rà. Chính vì vậy, trước khi tổ chức lễ cưới, người ta luôn phải có sự học hỏi, phải bàn bạc trước với những người có kinh nghiệm để làm sao có thể tổ chức được một đám cưới thật hoàn chỉnh với đầy đủ nghi lễ và tránh được những thiếu sót trong quá trình hôn lễ diễn ra.

1 – Tuổi đính hôn:

Người Việt Nam xưa có quan niệm rất coi trọng vấn đề tuổi tác khi làm bất cứ việc gì. Tuổi tác có hợp,có đẹp thì mọi chuyện mới tốt đẹp.

Và đặc biệt trong chuyện cưới xin-một việc quan trọng của đời người thì việc xem tuổi đính hôn lại càng trở nên cần thiết. Ngày xưa, con trai con gái thường thường độ mười lăm, mười sáu trở lên là đã có thể lấy vợ lấy chồng được rồi. Và hai mươi ba gọi là cưới muộn. Không chỉ có thế, người ta còn cưới cho con cái của mình từ năm mười hai, mười ba tuổi, và có nhà ước hôn với nhau từ trong thai.

Tục vợ chồng lấy nhau cứ hơn kém nhau một hai tuổi là vừa đôi….Khi đã xác định được tuổi đính hôn rồi, người ta bắt đầu giạm hỏi cho con mình.

2 – Giạm hỏi:

Đầu tiên người ta phải chọn chỗ nào môn đăng hộ đối, xem đôi tuổi có xung khắc với nhau không? Nếu không xung khắc mới mượn mối lái. Và người làm mối lái nói với cha mẹ người con gái bằng lòng gả rồi, nhà trai mới đem cau đem chè đến giạm. Vậy là khi có sự đồng ý của người con gái, nhà trai mới mang sính lễ đến hỏi cưới. Đây là lễ cho con trai và người con gái được công khai gặp mặt và tìm hiểu nhau. Trong lễ này, người ta chỉ đem một chùm cau và vài lạng chè đến nhà cô gái. Trong quá trình trò chuyện, nhà gái thường cho cô gái bưng cơi trầu, nước mời khách để tạo cơ hội cho chàng trai và cô gái gặp nhau nên lễ này còn được người ta gọi là lễ xem mặt.

Giạm hỏi chỉ là bước đầu của nghi lễ hôn nhân. Sau khi đã nhận lễ giạm hỏi, nếu có bất kì thay đổi nào thì việc hôn nhân có thể thay đổi.

3 – Sêu:

Sau khi giạm hỏi, thì người ta mới sêu. Vậy sêu là gì? Sêu là đồ cưới mà nhà trai mang đến nhà gái. Đồ sêu thì tuỳ theo mùa, mùa nào thức ấy, như mùa nhãn thì người ta sêu nhãn, mùa cam thì sêu cam….Và đồ sêu này, nhà gái sẽ lấy một nửa, còn một nửa trả laị nhà trai. Đồ trả lại cho nhà tra này, người ta gọi là đồ lại mặt. Đồ sêu còn thể hiện mùa màng ở vùng đó, và cũng thể hiện sự trao đổi lời cám ơn của nhà trai đối với nhà gái và ngược lại đó là tấm lòng của nhà gái đối với nhà trai đã nhận cưới con nhà mình.

4 – Lễ hỏi:

Nhà gái có con gả chồng, theo truyền thống là phải có miếng trầu báo tin cho họ hàng, làng xóm, nội ngoại biết. Trong ngày lễ này, nhà trai thường mang lễ vật như cau tươi, trà, rượu, thuốc lá, bánh, thiếp báo hỷ, nữ trang cho cô dâu tương lai. Ngoài những thứ đó ra, nhà trai còn mang trầu cau, đèn cầy ( nến đỏ)…và cùng một số tiền mặt. Số tiền này, người ta gọi là tiền đồng, “ có lẽ vì ngày xưa, người ta xài tiền bằng đồng, và phải bằng đồng chớ không thể bằng thau, bằng bạc hay bằng kẽm”

(1). Qua lễ ăn hỏi, chúng ta thấy, người xưa rất coi trọng nghi lễ trong việc chuẩn bị rước dâu về nhà. Không chỉ có vậy, qua nghi lễ ăn hỏi, chúng ta còn thấy được phong tục tập quán của vùng đó. Chẳng hạn như,  tiền đồng, “ở miền Trung nước ta, điển hình là tỉnh Quảng Ngãi, người ta gọi tiền này là Tiền nát, tức là tiền không thể để nguyên vẹn đủ số được, vì phải dùng tiêu xài mua sắm thì phải tan nát ra”

(2). Hay là có những nơi, người ta gọi thẳng số tiền này là tiền chợ, “tức là tiền đưa cho họ nhà gái đi chợ mua thực phẩm về nấu nướng đãi đằng thân quyến thuộc và họ nhà trai khi sang cử hành lễ cưới và mua sắm thêm những vật dụng cần thiết cho cô dâu mà hộ đằng trai không thể hay không biết làm sao mua sắm trước được”

(3). Người nhà chú rể sẽ mang lễ vật tới nhà gái. Gia trưởng nhà gái cho đặt lễ lên bàn thắp đèn hương và cáo với tổ tiên, bốn lạy rồi quỳ khấn (1) (2) (3) Phạm Côn Sơn – Gia lễ xưa và nay – NXB Thanh Niên – 1999- bài khấn ngày lễ ăn hỏi, khấn xong thêm bốn lạy một vái. Chàng trai và cô gái cùng vào lạy. Nhà gái lưu lại một phần lễ để nhà trai mang về gọi là “lại quả”.

5 – Cưới:

Sau đám hỏi vài ngày, cô dâu phải qua nhà trai đáp lễ bằng cách mời trầu cau, quà bánh cho bà con hàng xóm để họ biết sắp tới mình sẽ về làm dâu gia đình này. Còn chú rể phải thường xuyên đi lại thăm hỏi gia đình nhà cô gái khi có người ốm đau, giúp công giúp sức khi nhà có việc…giống như nghĩa vụ của một người trong gia đình. Sau đó, nhà trai xem ngày để tổ chức lễ cưới, để mời họ hàng bà con hàng xóm tới dự lễ cưới chúc mừng. Nhà gái cũng vậy. Thường thì nhà trai là nhà quyết định ngày cưới.

6 – Rước dâu:

Và ngày rước cô dâu mời về nhà cũng được tổ chức sau hôm đó. Nhưng ngày này thì tổ chức tuỳ từng nơi, có nơi sau một ngày, sau hai ngày, thậm chí có những nơi sau một tháng. Đầu tiên, nhà trai cũng phải xem giờ nào đi đón cô dâu. Nhưng chuyện này, nhà trai phải xem trước mấy ngày. Giờ đi đón cô dâu cũng phải là giờ tốt lành.

Giờ lành đã đến, nhà trai bắt đầu lên đường đến nhà cô dâu. “Khi cổng nhà mở ra rồi, họ nhà trai bước vào cùng với tiếng pháo do họ nhà trai đốt, hoà lẫn cùng tiếng pháo của họ nhà gái đón mừng họ nhà trai”

(4) . Có tiếng pháo nổ ra là báo hiệu nhà trai đã đến cổng nhà gái rồi. Đến nơi, họ nhà gái mời nhà trai vào nhà. Nhà trai cho đặt đồ lễ lên giường thờ (ngày xưa, người ta thường thờ cúng trên gường, không như ngày nay cúng trên bàn hay trên tủ). Sau khi đặt đồ lễ xuống, nhà gái kiểm tra lại đồ thách cưới. Đồ lễ đủ, nhà gái cho thắp hương để chú rể và cô dâu cúi gia tiên. Việc thắp hương trong ngày cưới, không phải ai cũng có thể thắp được. Nén hương là phải do bố, anh trai hay em trai của cô dâu thắp. Nhà trai lại phải tặng một món tiền, nếu người thắp hương là anh trai hoặc em trai của cô dâu. Món tiền đó người ta gọi là tiền thắp hương.

Tục lệ quả là phức tạp và đầy khó khăn đối với nhà trai. Nhưng qua những khó khăn này, chúng ta mới thấy được nhà trai không nề hà những khó khăn để đón cô dâu, và cũng chứng tỏ rằng sự thiết tha yêu thương vợ của chú rể. “Lễ gia tiên xong, hai vợ chồng phải ra lễ mừng bố mẹ vợ. Hai vợ chồng mời lạy cha mẹ ngay liền trước bàn thờ gia tiên, thường thì được cha mẹ hỉ xả, nghĩa là cho miễ thủ tục này để tỏ lòng thương yêu, rộng lượng”

(5).(4)(5) Phạm Côn Sơn-Gia lễ xưa và nay- NXB Thanh Niên năm 1999. Trang 48 và trang 50 Để đáp lại tình cảm yêu thương của bố mẹ vợ, chàng rể cũng mừng bố mẹ vợ, cảm ơn bố mẹ đã nuôi dưỡng vợ mình. Còn cô dâu thì lễ mừng bố mẹ, cảm ơn bố mẹ đã tác thành lương duyên giai ngẫu cho mình. “ Lễ mừng cha mẹ vợ xong, chàng rể được một người trong họ nhà vợ dẫn đi lễ mấy nhà thờ chính của họ nhà vợ, mấy chàng phụ rể đi theo. Cũng có nơi, chàng rể phải đi lễ các nhà thờ trước rồi lúc trở về mới lễ mừng bố mẹ vợ”

(6). Sau khi chàng rể làm xong các nghi thức, nhà gái mời nhà trai uống nước ăn trầu. Và họ hàng chúc cho cô dâu chú rể những điều tốt lành nhất. Nhà trai đến rước dâu, nên nhà gái cũng chuẩn bị cỗ để mời nhà trai ăn. Bữa cỗ này là để làm quen giữa chàng rể mới với gia đình nhà cô dâu. Nhà trai ngồi nhà cô dâu đợi lúc được giờ tốt, giờ hoàng đạo, “cụ già chủ hôn xin với nhà gái cho rước dâu”

(7). Và cô dâu cũng chuẩn bị trang phục mà nhà trai đã đem đến từ mấy hôm trước. Nhà trai có một số chàng trai chưa vợ đi theo làm phù rể, còn nhà gái cũng tuyển chọn những cô gái chưa chồng làm phù dâu. Chuyện này có ý nghĩa là “ giới thiệu” những trai gái với nhau. Nhà trai rước cô dâu về nhà ! Thứ tự đám rước dâu là : Thường đi đầu luôn là một cụ gìa đạo mạo, có danh vọng, vợ chồng song toàn, đông  con cháu có đủ nam nữ. Cụ mặc áo thụng xanh cầm nắm hương đốt cháy, trinh trọng đi trước, tiếp đến là các vị thân thích nhà trai và nhà gái. Tiếp đến là phù rể và chú rể, sau đó là cô dâu và phù dâu. Về đến nhà trai, nhà trai sẽ đốt pháo đón mừng. Cô dâu cũng đến bàn thờ tổ tiên cúng vái gia tiên và bố mẹ chồng. Điều này thể hiện từ nay cô gái này chính thức bắt đầu là con dâu của gia đình này. Khi cô dâu sắp vào phòng cưới, người tốt vía đã được chọn trước sẽ bước vào trải chiếu ra gường để cô dâu là người đầu tiên là người ngồi lên đó.

7 – Lại mặt :

Sau khi về nhà chồng được ba hôm, đến ngày thứ tư thì hai vợ chồng là xôi chè màng về nhà vợ lạy gia tiên. Nghi lễ này người ta gọi là lễ lại mặt.

Hôn lễ ở Việt Nam : Nay. Sự kết hợp truyền thống và hiện đại: Ngày nay, hôn lễ cũng có nghi lễ đầy đủ, mang đầy bản sắc dân tộc và kết hợp với sự hiện đại.

Với cuộc sống phát triển, tổ chức hôn lễ cũng được phát triển theo. Xem ngày cưới, chọn ngày tốt lành, xem tuổi của cô dâu chú rể có hợp nhau không? Nhà trai cũng chuẩn bị lễ ăn hỏi. Lễ vật theo yêu cầu của nhà

(6)(7) Phạm Côn Sơn – Gia lễ xưa và nay- NXB Thanh niên năm 1999. Trang 50 và trang 51 gái. Lễ cưới, lại mặt, đều đúng như trước. Bản thân các nghi lễ này đã đi sâu vào tâm trí của mỗi người. Nhưng, điều mà chúng ta đáng quan tâm là chuyện mai mối không còn nữa. Trai gái bây giờ tự tìm hiểu nhau, hợp nhau sẽ dẫn đến hôn nhân. Ngày nay, người ta đã bãi bỏ rất nhiều lễ tục lỗi thời, có tính mê tín, dị đoan. Và phát triển một số nghi thức theo sự phát triển của cuộc sống mới, xã hội hội mới với trào lưu khoa học tân tiến.

Hôn lễ ngày nay “mang nhiều sắc thái xã hội tính, phù hợp với tình trạng tiến triển của nền kinh tế hiện hữu cũng như phát huy được nền văn hoá dân tộc (cho dầu rằng có bao gồm các cuộc hôn nhân ngoại chủng đi chăng nữa)”

(8). Các nghi lễ mà ông cha ta đã đề ra, nay người ta vẫn duy trì