Đánh giá thực trạng và nhận xét về công nhân Việt Nam hiện nay:

Xét về cơ cấu trình độ học vấn và chuyên môn: giai cấp công nhân nước ta gồm: nhóm những người lao động có tính công nghiệp (chân tay, thủ công), tại các công trường xây dựng, các doanh nghiệp, nông, lâm trường và tại các hộ tiểu chủ sản xuất hàng hóa; nhóm công nhân công nghiệp cơ khí, nhất là trong các ngành công nghiệp nặng; nhóm công nhân công nghiệp tự động hóa hay lao động công nghệ cao, lao động trí thức tại các doanh nghiệp được trang bị dây truyền tự động hóa và tại các doanh nghiệp điện tử – tin học, nhất là tại các khu công nghệ cao.

Xét về cơ cấu thành phần kinh tế: giai cấp những người lao động công nghiệp và có tính công nghiệp, lao động tại tất cả các thành phần kinh tế và gồm các nhóm: công nhân trong các doanh nghiệp quốc doanh; công nhân trong các doanh nghiệp cổ phần; công nhân ở các nông – lâm trường nhận đất khoán; công nhân đồng thời là chủ kinh tế cá thể, tiểu chủ trực tiếp sản xuất hàng hóa; công nhân làm thuê tại khu vực dân doanh và có vốn đầu tư nước ngoài. Trong thời kỳ đổi mới, số lượng công nhân ngoài quốc doanh tăng mạnh, còn số lượng công nhân khu vực quốc doanh lại giảm.

Về tư tưởng, ý thức giai cấp: qua khảo sát tình hình công nhân tại Hà Nội, phần lớn công nhân có nhận thức rằng, hiện nay trong xã hội có nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội, nhưng giai cấp công nhân có vai trò to lớn trong sản xuất công nghiệp. Trong những năm qua, với sự cố gắng của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, trên cả nước có hơn 6,0 triệu công nhân được học tập 5 bài giáo dục chính trị cơ bản. Vì thế sự hiểu biết của một bộ phận công nhân về chủ nghĩa Mác – Lê-nin đã được nâng lên một bước.

READ:  Hãy giải thích câu nói của Lênin “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập

Theo số liệu điều tra trong các doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội, có 23,1% công nhân được hỏi tự nhận là đã hiểu rõ về chủ nghĩa Mác-Lênin; 71,3% chỉ hiểu khái quát và 5,6% chưa hiểu rõ. Mức độ hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh cũng khá cao. Số công nhân tại các doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội được hỏi, tự nhận hiểu rõ là 35,4%; chỉ hiểu khái quát là 59,5%; chưa hiểu rõ là 5,1%. Những số liệu đó chứng tỏ ý thức chính trị của công nhân đã được bồi dưỡng và nâng cao một bước. Tuy nhiên, ý thức giai cấp công nhân của công nhân ở Hà Nội và một số nơi khác lại không cao. Chẳng hạn, khi tìm hiểu công nhân về việc có ý định hướng nghiệp cho con theo nghề của mình không đã cho kết quả như sau: trên toàn quốc 45,1% trả lời có; 54,9% trả lời không. Các tỷ lệ tương ứng ở Hà Nội là 40% và 60%; ở thành phố Hồ Chí Minh là 44,5% và 55,5%; ở Kiên Giang là 46,8% và 53,2%. Tỷ lệ trả lời không muốn cho con theo nghề của mình là rất cao, nhất là ở Hà Nội. Kết quả này cho thấy ý thức tự hào giai cấp của đa số công nhân đang còn những hạn chế nhất định, mặc dù ý thức chính trị đã được nâng cao một bước.

Trong những năm gần đây, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với đô thị hóa đã thúc đẩy quá trình tập trung công nhân tại các khu công nghiệp và đô thị. Việc tập trung công nhân, một mặt, sẽ thúc đẩy nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật; mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi để bồi dưỡng, nâng cao ý thức chính trị, ý thức giai cấp. Tuy thế, quá trình này diễn biến không đơn giản do nhiều nguyên nhân như: trình độ sản xuất công nghiệp, trình độ học vấn của công nhân nhập cư, mức độ điều tiết quan hệ chủ – thợ theo pháp luật, v.v..

READ:  Bằng lý luận và thực tiễn chứng minh rằng “ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng tạo thế giới”

Mức độ tập trung công nhân như vậy là không nhỏ. Song do trình độ sản xuất công nghiệp của nước ta chưa cao, nên việc tập trung công nhân chủ yếu theo các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động với trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp (dệt, may, da giày…), trình độ học vấn không cao, về khách quan, đặt ra không ít vấn đề phức tạp trong việc bồi dưỡng, nâng cao ý thức chính trị, ý thức giai cấp.

Sự phát triển của các cuộc đình công của công nhân, đặc biệt tại vùng Đông Nam Bộ, trong những năm gần đây cho thấy, việc công nhân tự khởi xướng, tổ chức các cuộc đình công phản ánh ý thức về lợi ích kinh tế đã rất rõ nét. Đây là dấu hiệu cơ bản để phát triển ý thức chính trị, ý thức giai cấp của những người lao động công nghiệp vốn xuất thân từ nhiều giai tầng xã hội khác nhau, chủ yếu là nông dân. Các cuộc đình công của công nhân cũng đặt ra yêu cầu phân định rõ nội hàm của khái niệm giai cấp công nhân, để có định hướng chính sách phù hợp đối với lực lượng sản xuất hàng đầu này của xã hội.