Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân?

1) Tính tất yếu của liên minh công nông

Qua thực tiễn cách mạng châu Âu, đặc biệt cách mạng Pháp, C.Mác rút ra kết luận, cuộc đấu tranh giành chính quyền của giai cấp công nhân sẽ không giành được thắng lợi nếu nó không được sự ủng hộ của giai cấp nông dân.

Công xã Pari (1871) là cuộc cách mạng vô sản, thiết lập nên nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên, nhưng nhà nước đó chỉ tồn tại trong 72 ngày. Khi phân tích nguyên nhân thất bại của công xã, C. Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ, do giai cấp công nhân không liên minh được với giai cấp nông dân nên không tạo ra được cơ sở chính trị-xã hội rộng lớn và vững chắc để bảo vệ chính quyền của giai cấp công nhân.

V.I.Lênin làm rõ hơn ý nghĩa chiến lược của vấn đề khi cho rằng, nhân tố cho sự thắng lợi không chỉ ở chỗ giai cấp công nhân đã có tổ chức và chiếm đa số trong dân cư, mà còn ở chỗ giai cấp công nhân có được sự ủng hộ của nông dân hay không. Ông đặc biệt nhấn mạnh tính tất yếu của liên minh công nông trong giai đoạn cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

READ:  Tập hợp câu hỏi triết ngắn thuộc môn Những nguyên lý cơ bản

Như vậy, xây dựng khối liên minh công nông là tất yếu trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, cả trong giai đoạn giành, giữ và sử dụng chính quyền để xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa.

2) Cơ sở khách quan của liên minh công nông

a) Liên minh công nông là nhu cầu nội tại của cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo nên động lực cách mạng, đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, là điều kiện quyết định thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành chính quyền và công cuộc cải tạo và xây dựng xã hội mới;

b) Liên minh công nông xuất phát từ mối liên hệ tự nhiên gắn bó và sự thống nhất lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Cả hai giai cấp đều là những người lao động bị áp bức vì vậy có cùng mục tiêu, nguyện vọng muốn giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất cộng;

READ:  Chứng minh đấu tranh giai cấp là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội có giai cấp đối kháng

c) Liên minh công nông là do sự gắn bó thống nhất giữa sản xuất công nghiệp với sản xuất nông nghiệp- hai ngành sản xuất chính trong xã hội. Nếu không có sự liên minh chặt chẽ giữa công nhân và nông dân thì hai ngành kinh tế này không thể phát triển được.