1. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC:
Chất lược nguồn nhân lực của nước ta tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Việc cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một bài toán lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều nhân tố, kể cả khách quan và chủ quan, và không thể thực hiện trong 1-2 năm (tức không thể “ân xối”). Yêu cầu tăng trưởng, phát triển bền vững đòi hỏi phải có chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, về con người. Chiến lược đó phải giải quyết một cách đồng bộ, căn cơ, bao gồm từ việc cải tạo nòi giống, giáo dục đào tạo đến sử dụng và tạo việc làm.
Một số vấn đề có tính cấp thiết và tầm chiến lựoc về phát triển nguồn nhân lực hiện nay là:
1- Sớm hoàn thành và triển khai thực hiện đề án cải tạo và nâng cao thế lực của người Việt Nam.
2- Thực hiện chương trình tạo thêm 8 triệu việc làm mới đến năm 2010 để tăng tỉ lệ người có vệic làm; giảm tỉ lệ thất nghiệp thành thị xuống dưới 5%, tăng tỉ lệ lao động đã qua đào tạo lên 40% tổng lực lượng lao động.
3- Thực hiện chương trình cải cách lương đảm bảo được mức tăng lương cao hơn mức tăng giá. Lộ trình tăng lương đến năm 2008, 3 loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI sẽ có chung một mức lương tối thiểu.
4- Hoàn thiện và thông qua Luật xuất khẩu lao động để tạo cơ sở pháp lý cho việc đa dạng hóa các hình thức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, phát triển thị trường xuất khẩu lao động.
5- Thực hiện Luật giáo dục đào tạo và chiến lược phát triển giáo dục đào tạo 2001-2010.
2. TÍNH CHIẾN LƯỢC CỦA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC:
– Trong 3 yếu tố đầu vào (vốn đầu tư, lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp), thì lao động đối với nước ta là yếu tố còn đang có nhiều tiềm năng cần được khai thác.
Cũng như các nước đang phát triển nói chung, Việt Nam có nguồn lao động rất dồi dào đến mức dư thừa. Vì vậy, để số lượng lao động đó trở thành nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng, phát triển kinh tế-xã hội có tầm quan trọng đặc biệt, bởi các lý do sau:
1- Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng và đảm bảo tăng trưởng bền vững;
2- Phát triển nguồn nhân lực là đềiu kiện tiên quyết để thực hiện chiến lược “đi tắt đón đầu” torng lĩnh vực khoa học-công nghệ, nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH và hy vọng rút ngắn khoảng cách tụt hậu của nền kinh tế nước ta so với các nước phát triển;
3- Do quy mô kinh tế còn nhỏ, năng suất lao động còn thấp, chúng ta chưa có điều kiện để tạo lập quỹ trợ cấp thất nghiệp;
4- Thất nghiệp và thiếu việc làm nhiều sẽ làm cho thu nhập và sức mua có khả năng thanh toán của dân cư thấp, tác động xấu đến tăng trưởng sản xuất, kinh doanh;
5- Thất nghiệp là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh, phát triển các tệ nạn xã hội, gây hại cho xã hội và xã hội phải tốn nhiều công sức, tiền của để ngăn chặn, khắc phục;
Vốn còn có thể đi vay, kỹ thuật-công nghệ còn có thể đi mua; song đi vay, đi mua dù sao cũng là ngoại lực, phải mất tiền hoặc phải hoàn trả vốn và lãi. Trong khi chính nguồn lao động sẵn có là nguồn nội lực, là yếu tố quyết định lại khá dồi dào.
Nguồn nhân lực vừa là yếu tố của quá trình sản xuất, vừa là vấn đề con người, mục đích của sự phát triển, do vậy cần phải được quan tâm đặc biệt. Mặt khác, mô hình kinh tế Việt Nam lựa chọn là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; kinh tế thị trường thì vì lợi nhuận, định hướng xã hội chủ nghĩa thì vì con người.