Các giải pháp chủ yếu nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO

2.1.Giải pháp từ phía Nhà Nước

– Mở rộng và phát triển các quan hệ KTQT, quan hệ thương mại với các nước trên thế giới.

– Đổi mới thể chế và chính sách quản lý hoạt động XNK theo hướng minh bạch hoá nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng kinh doanh có hiệu quả. Mặc dù luật thương mại đã thực thi nhưng Việt Nâm cần hoàn thiện hơn nữa các văn bản dưới luật cho việc thực thi luật được thuận lợi hơn đặc biệt là các quy định về Hải quan.

– Phải có chiến lược quy hoạch, xây dựng các dự án sản xuất hàng hoá xuất khẩu trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng và lợi thế của từng vùng. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu từ sản phẩm thô, sơ chế sang xuất khẩu sản phẩm chế biến sâu có giá trị cao thông qua phát triển công nghệ chế biến, gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến.

– Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại: Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thông tin về thị trường xuất khẩu. Bên cạnh việc mở rộng thị trường mới cần không ngừng củng cố thị trường truyền thống vì đó là những thị trường có sức mua tương đối lớn và điều kiện cạnh tranh có phần thuận lợi hơn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

READ:  Phân tích thế mạnh điểm yếu của 1 công ty nào đó

– Đổi mới hoạt động của các tổng công ty, khuyến khích việc thành lập các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu nhằm đáp ứng các hợp đồng lớn và dài hạn. Mặt khác tránh hiện tượng chạm chán trên sân nhà và giảm uy tín của hàng Viêt Nam.

– Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt cần đào tạo đội ngũ cán bộ ngoại thương chuyên nghiệp và hiểu biết luật pháp và thông lệ quốc tế.

2.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp

– Lựa chọn mặt hàng kinh doanh có nhiều triển vọng, có thế mạnh của Việt Nam như gạo, cà phê, cao su, hạt điều, thuỷ sản, dệt may…

– Đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu để nâng cao chất lượng, tăng cạnh tranh, cải tiến mẫu mã, giảm giá thành và giá xuất khẩu. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay nên tập trung vào công nghệ bảo quản và công nghệ chế biến.

– Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài để nắm bắt cơ hội kinh doanh, xuất khẩu những thứ thị trường cần. Các doanh nghiệp có thể nghiên cứu chính sách thương mại, mở văn phòng đại diện, thành lập cơ quan xúc tiến thương mại tại các thị trường XNK lớn, đào tạo đội ngũ nhân viên Marketing giỏi.

READ:  Trình bày Các chiến lược tập trung, hội nhập, đa dạng hoá tăng trưởng?

– Tăng cường công tác quảng cáo và khuyếch trương các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

– Đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh quốc tế trong các doanh nghiệp.

– Thúc đẩy liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài để tăng cường tiềm lực xuất khẩu, thành lập các hiệp hội xuất khẩu.

– Tiếp cận tốt các kênh phân phối ở các thị trường khác nhau. Ví dụ đối với EU cần thông qua các tập đoàn, đối với Mỹ cần thông qua các hiệp hội.

– Đa dạng hoá thị trường và trong một thị trường cần đa dạng hoá mặt hàng (tránh tình trạng khi hàng xuất khẩu của nước ta tăng lên đạt đến một quy mô nhất định thì các nước nhập khẩu lại dựng lên hàng rào kỹ thuật).