Các xu hướng cơ bản chi phối chính sách kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia

1. Xu hướng tự do hoá thương mại

(Khái niệm):tự do hóa thương mại là quá trình nhà nước giảm dần sự can thiệp vào các hoạt động TMQT của quốc gia nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đó phát triển một cách hiệu quả.

(Mục tiêu) :4 mục tiêu:

Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển: tăng khả năng XK ra nước ngoài, đồng thời mở rộng NK những hàng mà trong nước ko sx or sx với hiệu quả thấp để tập trung nguồn lực ptr sx hàng có khả năng khai thác tốt hơn của các qgia.

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển qh hợp tác ktqt trong nước và nước ngoài nói chung mà trước hết là qh hợp tác đầu tu

Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đó là động lực cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong đk hội nhập ktqt nói chung và trong xu thế tự do hoá TM nói riêng.

Tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, đặc biệt là nguồn nhân lực và thành tựu khoa học công nghệ

(Cơ sở xuất phát):3 cơ sở

Xuất phát từ quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá, đòi hỏi các quốc gia phải thực hiện tiến trình mở cửa kinh tế, tăng cường các mối quan hệ giao lưu và hợp tác, trước hết là trong lĩnh vực thương mại, dựa trên cơ sở ký kết các hiệp định song phương và đa phương. Do đó, Nhà nước giảm dần sự can thiệp và tăng cường áp dụng các bp quản lý theo chuẩn mực quốc tế và khu vực, nhằm tạo đk thuận lợi cho cá hđộng TMQT ptr.

Xu hướng phát triển mô hình thị trường mở cửa ở hầu hết các quốc gia trên thế giới buộc các nước phải mở cửa nhằm tăng cường lợi ích thông qua tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất hàng hoá phát triển, khai thác lợi thế nguồn lực, đồng thời đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng trong nước thông qua việc nới lỏng các biện pháp hạn chế nhập khẩu.

Sự phát triển về quy mô và phạm vi hoạt động của các công ty đa quốc gia và các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới cũng là một cơ sở để thực hiện điều chỉnh CSTMQT của các quốc gia theo xu hướng tự do hoá, đặc biệt là đối với các nước đang và chậm phát triển.

(Nội dung)

Nhà nước tiến hành cắt giảm các công cụ và bp hạn chế đối với hoạt động TMQT: thuế, hạn ngạch, các thủ tục hành chính nhằm tạo đk thuận lợi để mở rộng và ptr quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá trong và ngoài nước.

Nhà nước đưa vào thực hiện các chính sách quản lý như tiêu chuẩn về kĩ thuật, cs chống bán phá giá, cs đảm bảo cạnh tranh và độc quyền, cs bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thương hiệu theo cam kết trong các hiệp định hợp tác song phương, đa phương theo chuẩn mực của khu vực và thế giới

(Các biện pháp)

Nhà nước phải xd lộ trình tự do hoá TM 1 cách phù hợp với đk, khả năng và mục tiêu ptr của nền kinh tế quốc gia

Nhà nước cùng các cơ quan bộ ngành đưa vào áp dụng các biện pháp hinh thức phù hợp để tuyên truyền, phổ biến thông tin cơ bản về qtr hội nhập và lộ trình tự do hoá TM của qgia đến toàn dân chúng, đb là các doanh nghiệp

READ:  Trình bày đặc điểm của chiến lược kinh doanh

Chính phủ cần có bp hỗ trợ kịp thời và thích hợp nhằm tạo đk cho các DN tận dụng tốt hơn cơ hội đồng thời vượt qua những thách thức trong quá trình mở cửa và tự do hoá TM

Với tư cách là nhà quản lý, DN VN phải:

– Hiểu rõ luật pháp các qgia #, nắm bắt sớm các luật mới sửa đổi.

– Phải nắm bắt rất rõ thông tin thị trường

– Có hướng đầu tư thích hợp, những hàng có khả năng cạnh tranh và có lợi thế thì mở rộng quy mô, đổi mới Công nghệ, nâng cao hiệu quả sd nguồn vốn

2 Xu hướng bảo hộ mậu dịch

(Khái niệm):Bảo hộ mậu dịch là quá trình chính phủ một quốc gia tiến hành xây dựng và áp dụng các công cụ và biện pháp nhằm giảm bớt sức ép cạnh tranh giữa các hàng hoá được sản xuất trong nước và các hàng hoá nhập khẩu.

(Mục tiêu):Bảo hộ mậu dịch được thực hiện nhằm đảm bảo lợi ích và chủ quyền độc lập cho các quốc gia, trước hết là về mặt kinh tế trong quá trình phát triển. Trong điều kiện hội nhập, một số ngành quan trọng và non trẻ cần có sự bảo vệ và tạo điều kiện để nâng cao khả năng cạnh tranh. Đó là những ngành có ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc gia, hoặc có tiềm năng phát triển, đem lại lợi ích cho quốc gia và khai thác tốt lợi thế so sánh của quốc gia.

Bên cạnh đó, việc thực hiện bảo hộ mậu dịch còn làm tăng nguồn thu Ngân sách quốc gia, thực hiện quá trình phân phối lại giữa cá nhóm người trong xã hội, và góp phần thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề thất nghiệp trong nước thông qua bảo hộ các ngành sản xuất trong nước.

(Cơ sở xuất phát):Xu hướng bảo hộ mậu dịch xuất phát từ điều kiện sản xuất, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và mục tiêu phát triển của quốc gia. Chính phủ áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch, hạn chế nhập khẩu nhằm giảm bớt áp lực cạnh tranh cho các ngành sản xuất trong nước.

Cơ sở # của xu hướng này là nguyên nhân về mặt lịch sử trong quan hệ phát triển, hợp tác kinh tế giữa các quốc gia. Một số chính phủ vẫn duy trì chính sách bảo hộ mậu dịch đối với một hoặc một số loại hàng hoá nhất định đối với từng đối tác cụ thể.

Những lý do đưa ra để ủng hộ cho qtr thực hiện xu hướng BHMD ở các qgia:

– Tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm tỉ lệ thất nghiệp trong nước và tệ nạn xã hội.

– Nhằm ptr các ngành Công nghiệp non trẻ trong nước

(Nội dung):Chính phủ tiến hành xây dựng và hoàn thiện hệ thống các công cụ và biện pháp phù hợp với xu thế biến động của môi trường quốc tế cũng như mục tiêu phát triển kinh tế trong nước để hạn chế nhập khẩu, bảo vệ cho các ngành sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng NK từ nước ngoài.

(Các biện pháp)

Chính phủ các qgia đưa vào áp dụng các bp hạn chế Nk vừa đảm bảo lợi ích cho nền sx trong nước, đồng thời đảm bảo lợi ích cho các qgia bạn hàng dựa trên nguyên tắc có đi có lại, cũng như chế độ quan hệ TM bình thường

Chính phủ các qgia cần xd mục tiêu và lựa chọn các ngành sx bảo hộ nhằm nâng cao hiệu quả các nguồn lực của đất nước

READ:  Những thành công, hạn chế và giải pháp của VN trong việc thu hút FDI từ Hoa Kỳ và giải pháp khắc phục?

Các DN cần chủ động hơn và cần có chiến lược chính sách KD dài hạn, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, cần nâng cao giá trị thương hiệu, các doanh nghiệp phải liên kết với nhau và tính cộng tác cao

*) Mối quan hệ giữa 2 xu hướng chủ đạo

Giữa xu hướng tự do hoá thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch có mối quan hệ chặt chẽ. Về mặt nguyên tắc, hai xu hướng này đối nghịch nhau vì chúng gây nên tác động ngược chiều nhau đối với hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chúng không bài trừ nhau mà trái lại thống nhất, song song tồn tại và được sử dụng kết hợp với nhau. Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển và các điều kiện, đặc điểm cụ thể mà các quốc gia kết hợp hai xu hướng trên với những mức độ # nhau ở từng lĩnh vực trong hoạt động thương mại quốc tế, trong đó xu hướng BHMD thường đc điều chỉnh giảm dần, đồng thời TDH TM ngày càng gia tăng, các công cụ biện pháp BHMD được chuyển từ bp truyền thống như thuế quan, hạn ngạch… sang các bp hiện đại như tiêu chuẩn kỹ thuật, cs chống bán phá giá, cs đảm bảo cạnh tranh và chống độc quyền… Hai xu hướng này là hai mặt nương tựa nhau và làm tiền đề cho nhau.

3 Các xu hướng #

5 xu hướng trong vận động của nền kinh tế thế giới:

o Xu hướng phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ: Tác động đến việc hoạch định cs và qtr ptr của 1 qgia như đưa tới sự tăng trưởng đột biến và sự biến đổi sâu sắc về cơ cấu kinh tế của quốc gia, thay đổi cơ bản quan niệm về nguồn lực trong đó con người giữ vai trò quan trọng nhất, đưa XH loài người bước sang nền văn minh mới

o Xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới trên hai cấp độ toàn cầu hoá và khu vực hoá đưa tới yêu cầu #h quan của việc hình thành các liên kết kinh tế và các tổ chức kinh tế có tính chất khu vực và tính chất toàn cầu. Các qgia cần phải chủ động mở cửa và tham gia vào quá trình hội nhập.

o Xu hướng các qgia chuyển từ đối đầu sang đối thoại: nhằm giải quyết các mâu thuẫn thông qua đàm phán, thoả thuận, tạo môi trường thuận lợi cho qtr ptr.

o Xu hương phát triển mạnh mẽ của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: với việc xuất hienj các nền kinh tế năng động, ptr nhanh về trình độ KHCN, nguồn nhân lực, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có nhiều cơ hội và thách thức lớn,

o Xu hướng chuyển sang kinh tế thị trường mở cửa: trên quy mô toàn cầu với sự phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, do đó cần phải đổi mới, điều chỉnh cs, luật pháp cho phù hợp.

o Xu hướng phát triển mạnh mẽ các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia làm thay đổi cơ cấu tổ chức sản xuất cũng như phương thức quản lý có ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước.