Anh/chị hãy phân tích nội dung quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này. Đảng cộng sản Việt Nam đã và đang vận dụng quy luật này như thế nào vào sự nghiệp cách mạng hiện nay ở nước ta.
-!!- Chất, lượng, độ, điểm nút, bước nhảy
– Chất là phạm trù TH dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, đặc trưng cho sự vật là nó, giúp phân biệt nó với các sự vật khác.
– Lượng là phạm trù TH dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, biểu thị vê mặt qui mô, tốc độ của sự vận động, phát triển của sự vật cũng như của các thuộc tính (chất) của nó.
– Độ là phạm trù TH dùng để chỉ giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm cho chất thay đổi căn bản, chất cũ chưa mất đi và chất mới chưa xuất hiện.
– Điểm nút là phạm trù TH dùng để chỉ mốc (giới hạn) mà sự thay đổi về lượng vượt qua nó sẽ làm chất thay đổi căn bản.
– Bước nhảy là phạm trù TH dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất do những thay đổi về lượng trước đó gây ra. Bước nhảy là giai đoạn cơ bản trong tiến trình phát triển của bản thân sự vật, nó tồn tại khách quan, phổ biến, đa dạng. Bước nhảy có thể chia thành: bước nhảy toàn bộ-bước nhảy cục bộ; bước nhảy đột biến- bước nhảy dần dần; bước nhảy trong tự nhiên-bước nhảy trong xã hội-bước nhảy trong tư duy.
i Nội dung quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại
– Mọi sự vật đều được đặc trưng bằng sự thông nhất giữa chất và lượng.
– Sự vật bắt đầu vận động, phát triển bằng sự thay đổi về lượng (một cách liên tục hay tiệm tiến); nếu lượng chỉ thay đổi trong độ, chưa vượt quá điểm nút thì chất không thay đi căn bản khi lượng thay đổi vượt qua độ, quá điểm nút thì chất sẽ thay đổi căn bản, bước nhảy nhất định sẽ xảy ra.
– Bước nhảy làm cho chất thay đổi (một cách gián đoạn và đột biến); Chất (sự vật) cũ mất đi, chất (sự vật) mới ra đời. Chất mới gây ra sự thay đổi về lượng (làm thay đổi quy mô tồn tại, tốc độ, nhịp điệu vận động, phát triển của sự vật).
– Sự thay đổi về lượng gây ra sự thay đổi về chất và sự thay đổi về chất gây ra sự thay đổi về lượng là phương thức vận động, phát triển của mọi sự vật trong thế giới. Phát triển vừa mang tính liên tục vừa mang tính gián đoạn.
ị- Y nghĩa phương pháp luận của quy luật này
Chỉ ra cách thức, cơ chế của sự phát triển là đi từ những biên đổi nhỏ nhặt dần dần về lượng dẫn đến giới hạn độ thì gây ra những biến đổi cơ bản về chất thông qua bước nhảy vọt và ngược lại. Đó chính là cơ sở phương pháp luận chung cho mọi cơ chế phát triển của thế giới với 3 yêu cầu cơ bản sau đây:
– Bước nhảy là cho chất mới thay thế chất cũ, là tất yếu của sự vận động phát triển. Song sự thay đổi về chất nó chỉ diễn ra khi lượng đã thay đổi đến điểm nút. Chính vì vậy, trong hoạt động thực tiễn, muốn tạo ra được bước nhảy thì phải quan tâm đến việc tích lũy về lượng và khi lượng thay đổi đến điểm nút thì phải thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách quan của sự phát triển. Chính vì vậy, cần chống lại tư tưởng nóng vội, chủ quan, duy ý chí cũng như cần chống lại tư tưởng không dám thực hiện bước nhảy để tạo sự thay đổi về chất.
Vd: năng nhặt chật bị, góp gió thành bảo
Vd: chưa học bò chớ lo học chạy.
Vd: các điều kiện đã đầy đủ nhưng chần chừ không lấy nhau.
Vd: thời cơ như con rồng bay ngang qua cửa sổ: rất nhanh.
– Sự thay đổi về chất của sự vật còn phụ thuộc vào việc liên kết các yếu tố tạo thành sự vật. Do đó, trong hoạt động của mình, con người cần phải biết tạo ra sự tác động vào phương thức liên kết các yếu tố tạo ra sự vật.
Vd: kim cương và than chì đều được tạo ra bởi carbon do phương thức liên kết các yếu tố khác nhau.
Vd: sức mạnh của 1 đội bóng, sức mạnh tập thể nhưng thiếu liên kết các cầu thủ => thất bại.
Vd: trong XH, lợi ích là chất keo không thứ gì phá nổi.
– Quy luật tự nhiên và xã hội đều khách quan như nhau, nhưng khác với quy luật tự nhiên – quy luật tự động nó diễn ra, quy luật của xã hội có sự tham gia của con người có ý thức. Do đó, để bước nhảy trong lĩnh vực xã hội được thực hiện thì con người không chỉ trông chờ vào quy luật khách quan mà phải nỗ lực chủ quan.
Vd: để đất nước phát triển ta phải chấm dứt thời kỳ quá độ. Trước hết tất cả Đảng, dân, đất nước phải tồn tại trong tất cả các qui luật khách quan, ngoài ra phải phát huy tinh thần năng động chủ quan, đó là con người => không chung chung mà là Đảng, nhà nước, nhân dân.
J- Sự vận dụng quy luật này của Đảng cộng sản Việt Nam vào sự nghiệp cách mạng hiện nay ở nước ta
Quy luật này được vận dụng trong thực tiễn cách mạng ở Việt Nam rất sinh động:
– Trong cách mạng chống thực dân, đế quốc, Đảng ta đã nắm được qui luật của sự biến đổi, vận dụng lý luận đó vào thực tiễn. Chúng ta phải xây dựng lực lượng cách mạng dần dần, từ nhỏ đến lớn, từ những trận đánh nhỏ đến trận đánh lớn, từ đánh du kích đến trận đánh chính quy. Quá trình phát triển của phong trào cách mạng được biến đổi dần dần. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946¬1954) chúng ta đã lớn mạnh dần về các mặt quân sự, chính trị và ngoại giao. Ví dụ, từ chiến thắng Việt Bắc Thu-Đông (1947), chiến thắng biên giới (1950), hiến thắng Hòa Bình, Tây Bắc (1952-1953), cho đến chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) làm chấn động địa cầu. Sự biến đổi dần dần về quân sự đã tạo ra sự biến đổi về chất. Thực dân Pháp phải đầu hàng. Hòa bình lập lại ở Đông Dương, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Đất nước ta bước sang giai đoạn mới thay đổi hẳn về chất.
– Cũng lý giải như vậy, cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Miền Nam cũng là một quá trình biến đổi về lượng. Từ chiến thắng chiến tranh đặc biệt (1961-1965) đến chiến tranh cục bộ (1965-1968). Từ chiến tranh cục bộ chúng ta đã chiến thắng chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa (1969-1973) của đế quốc Mỹ và cuối cùng chúng ta đã mở chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 giải phóng miền Nam, đỉnh cao của nó là chiến dịch “Hồ Chí Minh” (ngày 30.4.1975).
– Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế đất nước, chúng ta cũng ứng dụng phương pháp luận của qui luật lượng chất. Quá trình phát triển nền kinh tế đất nước trong giai đoạn hiện nay không thể nóng vội. Phải xây dựng cơ sở vật chất từ đầu thông qua quá trình CNH – HĐH đất nước, đầu tư xây dựng CSHT, hoàn thiện KTTT cho phù hợp với trình độ phát triển của đất nước, phải tích lũy và tận dụng sức mạnh của các thành phần kinh tế, phát động sức mạnh của toàn dân, của các nguồn lực kinh tế của đất nước, nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, năng lượng dầu khí, du lịch, dịch vụ… tất cả tạo nên sức mạnh to lớn của nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, nền kinh tế nước ta hiện nay đã đạt được những thành tựu to lớn.
Đảng ta đã vận dụng tổng hợp tất cả các quy luật một cách đầy đủ, sâu sắc, năng động, sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của dân tộc đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, củng cố địa vị trên trường quốc tế và bước đầu đã gặt hái được những thành quả đáng mừng như: gia nhập phiên chợ toàn cầu WTO, Thành viên không thường trực Đại hội đồng Liêp hợp quốc… và phấn đấu đến năm 2020 nước ta sẽ cơ bản là một nước công nghiệp.
Đất nước có nở hoa hay không là do tay tôi, tay bạn vun trồng. “Đừng hỏi Tốc quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”.