Lịch sử 6 – Bài 23 – Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII-IX

Đến thế kỉ VII nhà Đường thống trị nước ta, chúng xiết chặt hơn chế độ cai trị tàn bạo, thẳng tay bóc lột và đàn áp nhân dân ta. Dưới ách thống trị của nhà Đường trong suốt 3 thế kỉ, nhân dân ta ko ngừng nổi dậy đấu tranh chống bọn đô hộ, đáng chú ý nhất là 2 cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.

Đây là những cuộc nổi dậy lớn, tiếp tục khẳng định ý chí độc lập và chủ quyền đất nước của nhân dân ta. Đó chính là nội dung bài học hôm nay.

[toc]

1. Dưới ách đô hộ của nhà Đường, nước ta có gì thay đổi.

– Năm 618 nhà Đường thành lập và đô hộ nước ta.

– Năm 679 nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ.

– Chia nước ta thành 12 châu, các châu huyện do người Trung Quốc cai trị.

– Các châu miền núi vẫn do người tù trưởng các địa phương cai quản (gọi là châu kimi).

– Trụ sở của phủ đô hộ đặt ở Tống Bình (HN).

– Chúng tiến hành sửa đường giao thông thuỷ bộ từ Tống Bình sang Trung Quốc và đến các quận huyện và dựng thêm thành, đắp thêm luỹ để dễ bề cai trị.

=> Siết chặt hơn bộ máy cai trị. Biến nước ta thành 1 phủ của nhà Đường, phụ thuộc hoàn toàn vào nhà Đường.

– Chính sách bóc lột: Ngoài thuê ruộng đất, nhà Đường đặt ra nhiều thứ thuế, bắt nhân dân phải cống nạp các thứ quý, nhất là quả vải.

Vì sao nhà Đường chú ý sửa sang con đường từ Tống Bình sang Trung Quốc và đến các quận huyện.?

Nhà Đường coi An Nam đô hộ phủ là 1 trọng trấn, để có thể đàn áp nhanh chóng các cuộc nổi dậy của nhân dân ta, bảo vệ chính quyền đô hộ, nhà Đường cho xây dựng, đắp luỹ, tăng cường quân chiếm đóng, sửa đường..

Em có nhận xét gì về tình hình nước ta dưới ách thống trị của nhà Đường?

Siết chặt ách đô hộ tàn bạo, cai trị trực tiếp đến huyện, đồng thời củng cố thành, làm đường giao thông để dễ dàng vơ vét, bóc lột; có thể mau chóng đàn áp những cuộc nổi dậy của nhân dân ta

Nhà Đường bóc lột nhân dân ta như thế nào?

Nhân dân ta phải đóng nhiều thứ thuế, cống nạp các thứ quý hiếm vàng bạc, ngọc trai, đồi mồi…đối mặt với bao nguy hiểm cả tính mạng. Chúng thống trị vơ vét đến tận cùng tài nguyên của đất nước ta. Việc phải gánh quả vải từ nước ta đến Trường An là một công việc đầy gian khổ.

Theo em, chíng sách bóc lột của nhà Đường có gì khác so với các thời trước?

Chia lại khu vực hành chính, đặt tên mới, nắm quyền trực tiếp đến huyện, bóc lột dân ta bằng các hình thức tô thuế, cống nạp rất nặng nề…-> Nguyên nhân chínhdẫn tới các cuộc khởi nghĩa từ TK VII đến TK IX.

 

READ:  Lịch sử 6 - Bài 5 - Các quốc gia cổ đại Phương Tây

2. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722).

Lược đồ khởi nghĩa Mai Thúc Loan 722

Giới thiệu sơ lược về Mai Thúc Loan

Một ngày đầu hè oi ả, Mai Thúc Loan cùng đoàn phu gánh vải đi cống nạp, đường xa, nắng gắt, càng mệt mỏi lòng người càng oán giận quân đô hộ, Mai Thúc Loan hô hào mọi người không đi nữa mà trở về chuẩn bị khởi nghĩa chống bọn đô hộ, mọi người đồng lòng nghe theo…

 

Nguyên nhân: Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Đường với nhân dân ta, đẩy họ đến chỗ sẵn sàng nổi dậy khi có thời cơ.

Diễn biến:

  • Ta: Năm 722 khởi nghĩa bùng nổ, nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Hoan Châu, nhân dân ái Châu, Diễm Châu hưởng ứng, Mai Thúc Loan xây dựng căn cứ ở Sa Nam ( Nghệ An) và xưng đế gọi là Mai Hắc Đế. Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Chăm Pa tấn công thành Tống Bình và giành thắng lợi.
  • Giặc: Sau đó nhà Đường cử 10 vạn quân do Dương Tư Húc sang đàn áp .
READ:  Lịch sử 6 - Bài 11 - Những chuyển biến về xã hội

Kết quả: Mai Hắc Đế thua trận

Ý nghĩa lịch sử: Thể hiện được tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta, phấn đấu không mệt mỏi để giành độc lập cho dân tộc.

3. Khởi nghĩa Phùng Hưng (trong khoảng 776 – 791).

Giới thiệu qua về Phùng Hưng

Năm 776 vua Đường cử Cao Chính Bình sang làm đô hộ An Nam, đây là viên quan khét tiếng bạo ngược, tham lam và tàn ác, đánh thuế rất nặng nề để vơ vét tiền bạc của nhân dân ta.

Lược đồ khởi nghĩa Phùng Hưng 776-791

Diễn biến: Khoảng năm 776 anh em Phùng Hưng đã nổi dậy khởi nghĩa ở Đường Lâm (Ba Vì – Hà Tây), được nhân dân hưởng ứng và giành quyền làm chủ vùng đất của mình.

– Sau đó Phùng Hưng kéo quân về bao vây phủ Tống Bình và đã chiếm được thành.

– P Hưng chiếm thành, sắp đặt viẹc cai trị.

– Phùng Hưng mất, con trai là Phùng An nối nghiệp cha.

– Năm 791 nhà Đường sang đàn áp, Phùng An ra hàng.

Kết quả: giành quyền làm chủ trong 9 năm.

Vì sao khởi nghĩa được mọi người hưởng ứng?

Chính sách bóc lột của nhà Đường, nhân dân oán hận bọn đô hộ; P.Hưng có uy tín đối với nhân dân.

Cuộc khởi nghĩa đem lại kết quả như thế nào?

Dưới sự lãnh đạo của Phùng Hưng, nhân dân giành được quyền làm chủ đất nước gần 9 năm, lịch sử gọi đó là “nền tự chủ mong manh” (783-791).

Đền thờ Mai Hắc Đế trong thung lũng Hùng Sơn (thị trấn Nam Đàn)
Đền thờ Phùng Hưng (thôn Mông Phụ, Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội)