Câu 25: Quyền năng chủ thể trong Luật quốc tế.

1. Khái niệm quyền năng chủ thể của luật quốc tế

Quyền năng chủ thể của luật quốc tế là thuộc tính cơ bản, là hả năng pháp lý đặc biệt của những chủ thể mang uyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế trong sinh hoạt quốc tế. uyền năng chủ thể là thuộc tính chính trị- pháp lý của ác thực thể đang tham gia hoặc có khả năng tham gia vào quan hệ pháp lý quốc tế.

Quyền năng của chủ thể xuất phát trên 2 cơ sở:

  • Cơ sở thực tiễn: Khi một quốc gia, dân tộc, tổ chức liên chính phủ ra đời thì bản thân nó đã có quyền năng chủ thể mà không cần ai ban cho nó. Nói cách khác quyền năng chủ thể là thuộc tính chính trị.
  • Cơ sở pháp lý: Là các ĐƯQT, tức là việc thông qua kí kết các ĐƯQT, các quốc gia, dân tộc, tổ chức quốc tế liên chính phủ đã tự cho mình một số quyền và tự gánh chịu những nghĩa vụ mà mình đã cam kết.

2. Quyền năng chủ thể luật quốc tế

2.1. Quốc gia

– Các quyền quốc tế cơ bản của quốc gia

  • Quyền bình đẳng về chủ quyền và quyền lợi trong quan hệ quốc tế.
  • Quyền được tự vệ cá nhân hoặc tự vệ tập thể trong trường hợp bị xâm lược hoặc bị tấn công bằng vũ trang.
  • Quyền được tồn tại trong hòa bình, quyền độc lập và bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia.
  • Quyền bất khả xâm phạm về biên giới và lãnh thổ quốc gia.
  • Quyền được tham gia xây dựng pháp luật quốc tế.
  • Quyền được tự do thiết lập và thực hiện quan hệ với các chủ thể quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế.
  • Quyền được trở thành thành viên của tổ chức quốc tế phổ cập.
READ:  Khái niệm và quy chế pháp lý của khu vực đáy biển và lòng đất dưới đáy biển quốc tế

– Các nghĩa vụ quốc tế cơ bản của quốc gia

  • Tôn trọng độc lập, chủ quyền của các quốc gia khác.
  • Tôn trọng sự bất khả xâm phạm biên giới, lãnh thổ của các quốc gia khác.
  • Không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ
  • quốc tế.
  • Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác;
  • Hợp tác hữu nghị với các quốc gia khác nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
  • Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế.
  • Tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế.
  • Nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình.

2.2. Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết

 

– Các quyền quốc tế cơ bản:

  • Được thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình trong bất cứ hình thức nào, dưới bất cứ dạng nào, kể cả việc áp dụng những biện pháp để chống lại nước đang cai trị mình.
  • Được pháp luật quốc tế bảo vệ và các quốc gia, các dân tộc và nhân dân trên thế giới, các tổ chức quốc tế giúp đỡ.
  • Quyền được thiết lập những quan hệ chính thức với các chủ thể của luật quốc tế hiện đại.
  • Được tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế và hội nghị quốc tế liên chính phủ.
  • Được tham gia vào việc xây dựng những quy phạm của luật quốc tế và độc lập trong việc thực thi luật này.
READ:  Câu 1: Định nghĩa luật quốc tế.

– Các nghĩa vụ quốc tế cơ bản (tương tự như nghĩa vụ quốc tế của quốc gia)

2.3. Tổ chức quốc tế liên chính phủ

– Các quyền quốc tế cơ bản:

  • Được kí kết các điều ước quốc tế
  • Tiếp nhận cơ quan đại diện và quan sát viên thường trực của các quốc gia chưa là thành viên tại tổ chức trên.
  • Được hưởng những miễn trừ và ưu đãi ngoại giao.
  • Được trao đổi đại diện tại các tổ chức của nhau.
  • Được yêu cầu kết luận tư vấn của Tòa án quốc tế của Liên hợp quốc
  • Được giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các thành viên và các tổ chức quốc tế đó.

– Các nghĩa vụ quốc tế cơ bản (tương tự như nghĩa vụ quốc tế của quốc gia)