[LSKT] Trình bày Hạn chế nguyên nhân bài học kinh nghiệm từ giai đoạn 1976 – 1985

1.Hạn chế:

– KT tăng trưởng chậm, bình quân chỉ đạt 3.56%/năm. Nhiều chỉ tiêu đặt ra ko đạt được. Điều đó ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động KT và đời sống nhân dân.

– Cơ sở vật chát kỹ thuật của nền KT còn yếu kém, trình độ kĩ thuật còn lạc hậu. CN nặng nhỏ bé, ko đáp ứng được nhu cầu tối thiểu, CN nhẹ phụ thuộc 70- 80% nguyên liệu nhập khẩu.

– Nền KT chủ yếu vẫn là sx nhỏ. Đại bộ phận LĐ xã hội là LĐ thủ công. Phân công LĐ xã hội kém phát triển. Năng suất LĐ xã hội rất thấp.

– Cơ cấu KT chậm phát triển, nền KT bị mất cân đối nghiêm trọng. SX phát triển chậm, ko xứng với sức LĐ và vốn đầu tư. Sx ko đáp ứng được nhu cầu, phụ thuộc vào bên ngoài ngày càng nhiều. Nợ nước ngoài ngày càng tăng.

– Phân phối lưu thông bị rối ren. Thi trường tài chính, tiền tệ ko ổn định. Bội chi ngân sách ngày càng cao gây rối loạn điều hành KT của nhà nước.

– Lạm phát ngày càng nghiêm trọng, Giá cả leo thang từng ngày.

– Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn.

 Những điều đó chứng tỏ thời kì này nước ta đã rơi vào khủng hoảng KT xã hội.

giai đoạn 1976 - 1985
Ảnh minh họa: Hạn chế nguyên nhân bài học kinh nghiệm từ giai đoạn 1976 – 1985

2. Nguyên nhân:

a. Nguyên nhân khách quan:

Chúng ta tiến lên CNXH từ một nền KT sx nhỏ, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Đồng thời chúng ta fải giúp đỡ campuchia chống nạn diệt chủng. Từ đó, nền KT bị bao vây, cấm vận, chịu nhiều hậu quả của chủ nghĩa thực dân

READ:  Trình bày chiến lược công nghiệp hóa ở các nước ASEAN 1967- 1995

b. Nguyên nhân chủ quan:

– Về đánh giá tình hình, xác định mục tiêu, bước đi còn nhiều thiếu sót. Có tư tưởng nóng vội muốn bỏ qua 1 số bước cần thiết, tiến hành CN hoá khi chưa có đủ các tiền đề.

– Bố trí cơ cấu KT có nhiều sai lầm, ko xuất phát từ khả năng thực tế. Thiên về xây dựng CN nặng mà ko tập trung giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp.

– Cải tạo XHCN còn nhiều sai lầm, nóng vội, gò ép, chạy theo số lượng coi nhẹ chất lượng và hiệu quả, buông lỏng quản lý.

– Cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp được duy trì quá lâu, gây nhiều hạn chế. Quản lý chắp vá, thiếu đồng bộ. Chậm đổi mới cơ chế và bộ máy quản lý. Thiếu kinh nghiệm quản lý, chưa chú trọng học tập kinh nghiệm thực tiễn và của các nước anh em.

– Về mặt thực hiện quản lý bị buông lỏng, kỉ cương nhà nước bị vi phạm ngày càng phổ biến.

Đại hội VI đánh giá: “ Những sai lầm và khuyết điểm trong lđạo ktxh bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hđ tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng. Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân”.

READ:  Kinh tế Tư bản chủ nghĩa giai đoạn từ 1951- 1973

3. Bài học kinh nghiệm

– Về quan điểm và nhận thức cần luôn xuất phát từ thực tế ,tôn trọng và hoạt động theo quy luật khách quan

– Về quan hệ sx trong cải tạo XHCN có những biểu hiện chủ quan nóng vội

– Về CN hóa XHCN , đã quá vội vã bắt tay xây dựng các công trình lớn về CN nặng khi chưa có đủ điều kiện

– Về cơ chế quản lý KT : duy trì quá lâu cơ chế quản lý KT tập trung quan liêu bao cấp

– Về KT đối ngoại : mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế ,tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại

– Không ngừng tổng kết thực tiễn , vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của các nước khác vào điều kiện cụ thể của VN