– Miêu tả cảnh đêm ở phố huyện, Thạch Lam không chỉ sử dụng bóng tối để tả trực diện mà còn gián tiếp gợi lên qua hình ảnh cách loại ánh sáng
– Giữa đêm đen bao trùm, ánh sáng trở nên thu hút với các nhân vật trong truyện Hai đứa trẻ. Thạch Lam được mệnh danh là nhà van của sự tinh tế, của những khám phá nhỏ nhặt nhất trong đời sống. Bởi thế, khi miêu tả các loại ánh sáng, ông thể hiện rõ lối quan sát tường tận, tỉ mỉ của mình. Đó là ánh sáng leo lét của ngọn đèn hoa kì, đèn dây sáng xanh trong hiệu khách, những khe sáng, hột sáng hắt ra từ phên nứa, vệt sáng của những con đom đóm….
Tham khảo: Soạn bài Hai đứa trẻ – Thạch Lam
– Trong những loại ánh sáng ấy, TL đặc biệt quan tâm đến quầng sáng của ngọn đèn con và ánh sáng rực rỡ của đoàn tàu, nhà văn gửi gắm vào 2 loại ánh sáng ấy nhiều ý nghĩa triết lí sâu sắc:
+ Quầng sáng của ngọn đèn con trên chõng hàng chị Tí nhỏ bé, yếu ớt, tồn tại hằng ngày nơi phố huyện nghèo, nó không tắt đi mà cũng không sánh thêm. Nó giống số phận của những con người tàn tạ, sống quẩn quanh bế tắc, không hạnh phúc, không tương lai. Quầng sáng của ngọn đèn con thu hút sự chú ý của Liên và những người xung quanh, chị dù có hướng mắt đi đến đâu song cuối cùng vẫn quay về với ngọn đèn con ấy, nó đi vào giấc ngủ của Liên với bao sự xa xôi không biết, bao quanh nguồn sáng ấy là cuộc sống của người dân nơi phố huyện.
+ Đối lập hoàn toàn với ánh sáng của ngọn đèn con là ánh sáng rực rỡ của đoàn tàu đêm đi qua phố huyện. Nếu ngọn đèn không đủ sức xua tan bóng tối thì ánh sáng của đoàn tàu lại xuyên thủng màn đêm đen, nó lấn áp tất cả các loại ánh sáng ở phố huyện. Ánh sáng của đoàn tàu mang ý nghĩa biểu trưng cho một thế giới khác hẳn với những gì Liên đang sống, đang chứng kiến, đánh thức tâm hồn Liên về những ngày cả gia đình còn sống ở Hà Nội, mở ra cho trong chị những tia hy vọng về một cuộc sống mới trong tương lai. Ánh sáng của đoàn tàu cũng hàm chứa nhiều giá trị nhâm đạo trong tác phẩm, nó khẳng định tấm lòng trân trọng, đồn cảm của nhà văn dành cho nhân vật.