Em hãy viết bài văn cảm nghĩ về cô giáo chủ nhiệm củ em

Đề bài: Cảm nghĩ về cô giáo chủ nhiệm

Đó là một ngày bình thường như bao ngày khác. Sau tiếng trống báo vào lớp vang lên, năm mươi ba tập vở và sách Ngữ văn được chúng tôi bày lên bàn. Những tiếng ồn ào huyên náo, bép xép chuyện trò chỉ tắt hẳn khi cô chủ nhiệm bước chân vào lớp. “Cả lớp lấy giấy ra làm bài một tiết!”. Năm mươi ba gương mặt ngơ ngác và cả phẩn nộ, chẳng đứa nào ngờ tới việc cô cho làm bài một tiết mà chẳng báo trước gì thế này ! “Nhưng cô ơi, mấy hôm trước cô kiểm tra rồi mà…”. “Cô ơi điểm em kém lắm, em lại chưa chuẩn bị gì cả …”. Bỏ ngoài tai tất cả, cô vẫn điềm nhiên đọc đề trong sự ấm ức và cả lo sợ của học sinh.

co giao chu nhiem

Câu chuyện vừa rồi chỉ là một trong số hàng trăm nghìn tình huống chúng tôi gặp năm chúng tôi học lớp 7B. Hồi ấy vừa chia tay với cô giáo cũ xong, chúng tôi chưa quen với phong cách cô chủ nhiệm mới. Cách dạy văn của cô thì đúng là độc nhất vô nhị. Phần Tiếng Việt thì luôn giải quyết gọn bài tập trên lớp, không bao giờ có bài về nhà làm. Phần Văn và Tập làm văn cũng không bao giờ có chuyện học thuộc làu làu sách giáo khoa rồi lên bảng đọc lại cả. Ban đầu đứa nào đứa ấy sướng âm ỉ. Đã thế cô không lập vở ghi các khuyết điểm trong tuần và điểm thi đua trong tuần của mỗi đứa nữa chứ ! Bụng bảo dạ rằng sao cô rộng rãi thế ! Nhưng sau vài tuần thì cả lớp kinh hoàng: Điểm văn thấp quá ! Cô không bắt học thuộc, nhưng lại cho điểm kiểm tra mười lăm phút và một tiết liên miên, và toàn những đề trong sách giáo khoa không có. Thậm chí có tiết Toán thầy nghỉ có việc riêng, cô vào mang theo một đề kiểm tra mới … Kể cả hôm nào có môn kiểm tra một tiết vẫn vậy. Lúc ấy sao mà em ghét cô quá đi thôi !

Nhưng rồi dần dẫn điểm Ngữ văn tệ hại của lớp được nâng lên, chính là cách viết văn “trầy da tróc vảy” của cô đấy. Cách kiểm tra và cách lấy điểm của cô cũng phong phú: chuẩn bị bài soạn hoặc tác giả – tác phẩm tốt với phần Văn, hoặc cách làm bài đột xuất vài bài tập khó trong phần Tiếng Việt ra giấy … Cuối năm, nhìn vào tập đựng bài kiểm tra có tới hơn mấy chục bài kiểm tra Văn và Tiếng Việt mà em ngạc nhiên quá. Cứ như thế cô đã từ từ giúp chúng em gỡ điểm, nâng điểm lên mà chúng em không để ý.

READ:  Bài văn Giải thích ý nghĩa câu Thất bại là mẹ thành công

Cô đã đứng tuổi nên nghiêm nghị, nhưng không vì thế mà cô mất đi sự vui tươi và… hào phóng của mình. Cô tổ chức hai buổi đi chơi cho lớp 7B chúng em đều vui vẻ cả. Lần đầu là một chuyến đi Cúc Phương và chùa Bái Đính. Hầu hết lớp đồng ý đi vì chưa bao giờ đi Cúc Phương. Không ngờ là Cúc Phương mà chúng em thấy hay quá, rất nhiều cái đáng xem. Rồi đến khi ra chùa Bái Đính, chúng em xô nhau đi mua đồ ăn. Lúc đó em mới nhớ ra câu nói của cô trước đó. Đúng là “cá không ăn muối cá ươn”!

Chuyến đi thứ hai gây ấn tượng thật đặc biệt. Lớp được lên Thác Đa, Ba Vì ngắm cảnh núi cao, có bể bơi, có kỉ niệm leo núi, vắt cắn, ong đốt và có cả đốt lửa trại trong đêm. Cô đã hóm hỉnh đùa rằng: “Một ngày đổ máu !”. TRong giờ học, cô cũng có câu nói đùa như thế, làm giảm đi không khí nặng nề của một ngày học nào đó nhiều môn kiểm tra và không khí lớp nhờ thế sôi động hẳn lên. Dĩ nhiên, cô luôn kèm theo những câu triết lí, câu thơ rất hay và sâu sắc, khiến đứa nào cũng thấy tâm đắc và thấm thía.

Một điều nữa rất thích là cô cực kì tâm lí. Hôm nào liên hoan văn nghệ hay chia tay, hoặc là học sinh mệt, khát nước dưới cái nắng hè oi bức cô có ngay cho lớp cả gói kem hoặc những bịch nước mát lạnh. Hay chỉ là khi chơi mệt, mỗi đứa lên ô tô về trường mà tay còn cầm chiếc bánh mì nóng hổi cô vừa dúi cho. Cô thấu hiểu những chuyện linh tinh lặt vặt khác của lứa tuổi chúng em nữa cơ chứ… Có lẽ từ trước tới giờ, em chưa gặp cô giáo chủ nhiệm nào vui vẻ, hiểu chúng em như vậy !

READ:  Bài văn nghị luận về câu “Rừng vàng biển bạc”

Dĩ nhiên, bên cạnh đó, nhiều khi cô chủ nhiệm nghiêm đến mức làm chúng em phải sợ. Những chuyện lớp rề rà giải quyết không dứt khóat, vào tay cô đều hết sức nhanh gọm, suôn sẻ, mặc dù chúng em phải chịu ngồi nghe cô mắng mỏ. Những cái gì cô nói đều hết sức tự nhiên, chân thành, không hoa mĩ cầu kì. Cô đưa ra những câu chuyện, những nhân vật,… để làm gương cho tất cả lớp khi có ai mắc khuyết điểm hay làm ảnh hưởng đến lớp. Em không nhớ được hết những gì cô nói, và có thể lớp cũng vậy, nhưng nhờ thế mà những vụ vi phạm kỉ luật cũng giảm hẳn. Hình như trong tâm trí đứa nào cũng không muốn làm cô phải phiền lòng và cáu giận nữa. Có lẽ cũng vì những lời động viên, khuyên nhủ và mắng mỏi như thế mà “mưa dần thấm lâu”, chúng em mới đạt thành tích rực rỡ – mang về bốn mươi lăm giả học sinh giỏi quận ở các môn trong năm học vừa qua.

… Một năm trôi qua thật mau, và bây giờ lại sắp tới ngày 20 – 11 rồi. Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, em hứa với cô: Sẽ cố gắng học thật gỏi và ngoan ngoãn như mong muốn như của cả em lẫn cô. Em cảm ơn cô vì đã đến với chúng em. Cảm ơn cô vì tất cả !