ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
1. Cấu tạo từ
a) Từ đơn: bàn, ghế, xanh, đỏ.
b) Từ phức:
– Từ ghép: xe đạp, bàn ghế.
– Từ láy: mênh mông, lác đác, sạch sành sanh.
2. Nghĩa của từ
a) Nghĩa gốc:
– lá: một bộ phận của cây, thường mọc ở cành hay thân, thường có hình dẹt, màu lục, có vai trò chủ yếu trong việc tạo chất hữu cơ nuôi cây: Ví dụ: lá
chuối, vạch lá tìm sâu.
b) Nghĩa chuyển:
– lá: từ dùng để chỉ từng đơn vị vật có hình tấm, mảnh nhẹ hoặc giống như hình cái lá. Ví dụ: lá cờ, lá thư, buồng gan lá phổi.
3. Phân loại từ theo nguồn gốc
a) Từ thuần Việt:
– bàn, ghế, xinh, đẹp.
b) Từ mượn:
– Từ mượn tiếng Hán: gia sư, thính giả
+ Từ gốc Hán: chém (trảm), ngựa (mã).
+ Từ Hán Việt: thủ khoa, anh hùng.
– Từ mượn các ngôn ngữ khác:
+ Pháp: cà phê, xi măng.
+ Nga: mác-xít
+ Anh: fan (người hâm mộ).
4. Lỗi dùng từ
a) Lặp từ:
– ngày sinh nhật
– đề cập đến
b) Lẫn lộn các từ gần âm:
– bàng quan (thái độ thờ ơ, đứng ngoài cuộc) và bàng quang (một bộ phận trong cơ thể người).
– xán lạn (rực rỡ) và sáng lạng (không co nghĩa).
c) Dùng từ không dúng nghĩa:
– Người lạ mắt (nhìn rất lạ, chưa từng thấy).
– Cậu bé có những đồ chơi rất lạ mặt (không ai quen biết, không ai rõ tung tích).
5. Từ loại và cụm từ
a) Từ loại:
– Danh từ: mèo, gió
– Động từ: đi, học
– Tính từ: xanh, đẹp
– Số từ: ba, bảy
– Lượng từ: các, cả
– Chỉ từ: này, ấy
b) Cụm từ:
– Cụm danh từ: Tất cả những chiếc lá màu xanh ấy
– Cụm động từ: Hãy học bài
– Cụm tính từ: Giỏi cự kì.