Bảy bước để đạt điểm tối đa khi làm bài văn nghị luận xã hội

Trước một đề văn nghị luận xã hội, các bước làm bài văn nghị luận xã hội thế nào để có được cách làm bài văn nghị luận xã hội đạt điểm cao là rất quan trọng? Dưới đây là chia sẻ của một bạn nữ:

Kiến thức cá nhân mình tự tổng hợp, bạn nào chưa rõ thì tham khảo nhé, bạn nào rõ rồi thì bổ sung để mình sửa nhé

1 – NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI

B1: Cắt nghĩa từ khóa, nêu hiện tượng đó trong cuộc sống + Hiện tượng ấy có phổ biến hay không?

B2: Phân tích hiện tượng đó trong đời sống thực tế ( diễn ra như thế nào? )

B3: Chỉ ra nguyên nhân và hệ quả của hiện tượng

B4: Lấy ví dụ để chứng minh hiện tượng ấy có lợi hay có hại

B5: Liên hệ với bản thân

B6: Rút ra bài học cho mình và mọi người ( liên hệ thực tế đến giới trẻ )

READ:  Ôn tập truyện và kí

B7: Phê phán ( đối với hiện tượng xấu ) ca ngợi ( đối với hiện tượng tốt ) đưa ra lời khuyên hợp lý

2 – NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ

B1: Cắt nghĩa từ khóa, giải nghĩa từ then chốt

B2: Khẳng định câu nói đó là đúng hay sai? Tại sao đúng? tại sao sai?

B3: Phân tích để làm rõ nhận định của mình, dùng các luận chứng để lật lại vấn đề

B4: Lấy ví dụ, phân tích ví dụ để chứng minh ý nghĩa của câu nói đó đối với cuộc sống

B5: Liên hệ với bản thân, với thực tế ( Chủ yếu là tầng lớp học sinh, thanh niên )

B6: Rút ra bài học cho cả bản thân và mọi người ( Chủ yếu là giới trẻ )

B7: Phê phán những người đi ngược lại chân lý, tư tưởng đó đồng thời ngợi ca những tấm gương đang có lý tưởng sống đúng

READ:  Soạn văn: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

Nếu bạn còn mông lung có thể xem thêm các mẫu bài văn nghị luận xã hội được trình bày công phu chi tiết trong mục: Văn nghị luận xã hội. Chúc các bạn học tốt!