Các quan điểm phát triển trong văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ ix?

Các quan điểm phát triển trong văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ ix? khái quát các giải pháp chiến lược nêu trong văn kiện đại hội ix của đảng:

1/. Các quan điểm phát triển trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX:

1- Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

2- Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng nền tảng cho một nước công nghiệp là nhiệm vụ cấp thiết của toàn dân ta hiện nay.

3- Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tạo điều kiện giải phóng và phát huy mọi nguồn lực.

4- Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

5- Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh.

2/. Khái quát các giải pháp chiến lược nêu trong văn kiện Đại hội IX của Đảng:

1- Phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm:

– Về con đường công nghiệp hóa ở nước ta: cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước.

READ:  Trình bày Quy trình thanh kiểm tra Bảo hiểm xã hội

– Nguyên tắc của công nghiệp hóa, hiện đại hóa: đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

– Phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

– Định hướng cụ thể cho phát triển các ngành, các lĩnh vực.

2- Phát triển kinh tế nhiều thành phần:

– Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

– Các thành phần kinh tế nước ta là: kinh tế Nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

– Phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh đan xen, hỗn hợp nhiều hình thức sở hữu khác nhau.

3- Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước.

– Hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bao gồm: thị trường hàng hóa, thị trường lao động, thị trường khoa học và công nghệ, thị trường vốn, thị trường bất động sản.

READ:  Trình bày kết cấu của các chế độ Bảo hiểm xã hội

– Tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế.

4- Giải quyết tốt các vấn đề xã hội:

Bao gồm các vấn đề: việc làm, lương và thu nhập; chính sách đối với người có công; phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là ở các vùng sâu vùng xa; giải pháp về dân số và các chính sách về giáo dục- đào tạo, chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao, đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội…