Tổ chức Liên hợp quốc ra đời thực sự có ý nghĩa to lớn trong đời sống chính trị quốc tế trong gần 60 năm qua. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự xuất hiện của các hoạt động ngoại giao đa phương hiện đại, một bước ngoặt quyết định trong lịch sử phát triển của nền ngoại giao đa phương nói chung. Sự đóng góp của Liên hợp quốc đối với hoà bình an ninh quốc tế, sự phát triển kinh tế – xã hội của cộng đồng các dân tộc trong 65 năm qua là rất đáng kể. Đặc biệt trong kỷ nguyên văn mình và toàn cầu hóa hiện nay, Liên hợp quốc càng khảng định vai trò to lớn trong quan hệ quốc tế hiện đại, khả năng hướng tới một tổ chức siêu quyền lực trên thế giới.
Tại Hội nghị cấp cao Thiên niên kỷ năm 2000 và Hội nghị cấp cao năm 2005 kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập LHQ được tổ chức tại Trụ sở LHQ ở Niu Oóc, các vị lãnh đạo các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã khẳng định rõ vai trò quan trọng của LHQ, coi tổ chức toàn cầu này là nền tảng không thể thiếu cho một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng hơn.
1. Về vấn đề hòa bình và an ninh
Ðóng góp lớn nhất của LHQ là đã góp phần ngăn ngừa không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới trong 62 năm qua. Một số cuộc khủng hoảng quốc tế đã được giải quyết với sự trung gian hòa giải của LHQ.
Theo thống kê của LHQ, tổ chức này đã hỗ trợ các cuộc thương lượng đưa đến giải pháp hòa bình cho hơn 170 cuộc xung đột ở các khu vực.
Theo yêu cầu của các bên trong xung đột, LHQ đã triển khai 60 hoạt động gìn giữ hòa bình (HÐGGHB LHQ) nhằm góp phần tạo môi trường thuận lợi cho các bên đi đến các thỏa thuận chấm dứt xung đột và thực hiện các thỏa thuận đó. LHQ đã soạn thảo và xây dựng được 15 công ước quốc tế về giải trừ quân bị, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình và ổn định thế giới. Vì những hoạt động kể trên, lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ đã được trao tặng Giải thưởng Hòa bình Nobel vào năm 1988, sau đó Tổ chức LHQ và ông Tổng Thư ký Kofi Annan được tặng Giải thưởng này vào năm 2001.
2. Về quan hệ hữu nghị và quyền tự quyết
Trong lĩnh vực phát triển, việc tạo môi trường kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế bình đẳng và quan tâm thích đáng đến lợi ích của các nước đang phát triển là ưu tiên trong hoạt động của LHQ, trong đó có việc nhằm thúc đẩy Vòng đàm phán Ðô-ha hiện nay về thương mại vì phát triển. Từ năm 1960, ÐHÐ LHQ đề ra các chiến lược phát triển cho từng thập kỷ nhằm huy động hợp tác quốc tế cho các mục tiêu phát triển chung, nhất là ở các nước đang phát triển; bên cạnh đó, các tổ chức LHQ đã có sự hỗ trợ trực tiếp về vốn, tri thức cho các nỗ lực phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và y tế của các nước này. Tại diễn đàn này, các quốc gia đã ký kết hơn 500 điều ước quốc tế đa phương quan trọng trong nhiều lĩnh vực của giao lưu quốc tế, trong đó có Công ước về Luật biển (năm 1982), đưa ra khuyến nghị định hướng cho các chủ đề của luật pháp quốc tế và xây dựng chuẩn mực cho các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
3. Vấn đề nhân quyền và các vấn đề kinh tế,xã hội,văn hóa và nhân đạo
Trong lĩnh vực bảo đảm, thúc đẩy quyền con người, các quốc gia thành viên đã xây dựng các văn kiện cơ bản nhất trong lĩnh vực nhân quyền là Tuyên ngôn Nhân quyền, Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và Công ước về quyền dân sự và chính trị làm cơ sở cho hơn 80 công ước, tuyên bố được thông qua sau này về các vấn đề khác nhau về quyền con người.
4. Phối hợp hành động giữa các quốc gia
Tại Hội nghị cấp cao thế giới năm 2005, các nhà lãnh đạo các quốc gia đã nhất trí về ý nghĩa sống còn của việc xây dựng một hệ thống đa phương hữu hiệu, lấy LHQ làm trung tâm nhằm đối phó với những thách thức đa dạng, toàn cầu như hiện nay. Tại các Hội nghị Thiên niên kỷ năm 2000, Hội nghị cấp cao năm 2005 và mới đây nhất là Phiên thảo luận cấp cao chung Khóa 62 ÐHÐ LHQ có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam, các vị lãnh đạo các quốc gia đã đề ra những định hướng lớn cho công việc của LHQ trong thời gian tới. Ðó là thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng các mối quan hệ quốc tế công bằng, lành mạnh dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và các nguyên tắc của Hiến chương LHQ; đóng góp tích cực vào việc thu hẹp khoảng cách phát triển, trong đó có việc thực hiện Các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, để toàn cầu hóa trở thành một lực lượng tích cực đối với toàn thể nhân dân thế giới; thực hiện cải tổ toàn diện LHQ. Hiện nay, LHQ đang triển khai nhiều biện pháp cụ thể theo các định hướng này. Thực tế cho thấy những nhân tố quyết định thành công các hoạt động của LHQ là ý chí chính trị của các quốc gia và sự tôn trọng những nguyên tắc của Hiến chương LHQ.