Câu hỏi tu từ là gì và những ví dụ cách dùng câu hỏi tu từ

Câu hỏi tu từ là câu hỏi được đặt ra nhưng không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời hoặc câu trả lời đã nằm ngay trong câu hỏi, nhằm nhấn mạnh nội dung người dùng muốn gửi gắm. Câu hỏi tu từ được đặt ra nhằm tập trung sự chú ý của người nghe, người đọc vào một mục đích cụ thể nào đó. Do đó, câu hỏi tu từ về hình thức là một câu hỏi nhưng thực chất đó là câu phủ định có cảm xúc hay câu khẳng định.

1. Khái niệm về câu hỏi tu từ là gì?

Về câu hỏi tu từ, bạn cần lưu ý một số điểm như khái niệm câu hỏi tu từ là gì, đặc điểm của câu hỏi tu từ.

1.1. Định nghĩa về câu hỏi tu từ

Câu hỏi tu từ là câu hỏi được đặt ra nhưng không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời hoặc câu trả lời đã nằm ngay trong câu hỏi, nhằm nhấn mạnh nội dung người dùng muốn gửi gắm.

Câu hỏi tu từ được đặt ra nhằm tập trung sự chú ý của người nghe, người đọc vào một mục đích cụ thể nào đó. Do đó, câu hỏi tu từ về hình thức là một câu hỏi nhưng thực chất đó là câu phủ định có cảm xúc hay câu khẳng định.

Loại câu này thường được dùng nhiều trong các văn bản nghệ thuật, có tác dụng làm cho lời văn trở nên sinh động, đem lại cho người đọc những tưởng tượng lý thú. Trong cuộc sống hàng ngày, người ta bắt gặp câu hỏi tu từ được mọi người dùng trong giao tiếp với nhau.

Trong tiếng Anh, câu hỏi tu từ (Rhetorical question) là một dạng câu hỏi dùng để gây ấn tượng chứ không nhằm mục đích chờ đợi câu trả lời từ người hỏi.

Như vậy, câu hỏi tu từ trong tiếng Anh cũng có tác dụng gần tương tự như cách sử dụng trong tiếng Việt phải không nào.

1.2. Đặc điểm của câu hỏi tu từ

Câu hỏi tu từ có những đặc điểm mà bạn cần ghi nhớ để phân biệt so với các dạng câu văn khác, cụ thể bao gồm:

* Câu hỏi tu từ được thể hiện với hình thức nghi vấn với một dấu hỏi ở cuối câu

* Câu hỏi tu từ sẽ luôn ngầm ẩn một nội dung phán đoán phủ định hoặc khẳng định của người đặt câu hỏi.

* Người ta dùng câu hỏi tu từ nhằm mục đích khẳng định, nhấn mạnh ý mà mình muốn nói. Hoặc dùng câu hỏi tu từ theo cách ẩn dụ, nói lái đi để thể hiện ý kiến chê trách điều gì đó.

* Câu hỏi tu từ có chứa từ phủ định nhưng có nội dung khẳng định ngầm với mệnh đề tương ứng. Ngược lại, những câu không có từ phủ định nhưng nội dung lại ngầm thể hiện ý phủ định của mệnh đề tương ứng.

* Câu hỏi tu từ bao gồm câu hỏi tu từ có giá trị phủ định và câu hỏi tu từ có giá trị phủ định.

Tóm lại, câu hỏi tu từ được sử dụng nhằm mang lại hiệu quả trực tiếp nếu người nghe hiểu. Nếu họ không hiểu, câu hỏi tu từ sẽ bị mất đi tác dụng của nó.

2. Phân biệt câu hỏi tu từ với biện pháp tu từ

Nếu câu hỏi tu từ là câu hỏi được đặt ra nhằm mục đích nhấn mạnh vào hàm ý nhất định nào đó mà không đòi hỏi câu trả lời. Trong khi đó, biện pháp tu từ dùng trong văn nói và viết bằng cách sử dụng ngôn ngữ một cách đặc biệt, khác thường trong một đơn vị ngôn ngữ về từ, câu hay văn bản trong ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho diễn đạt, tạo ấn tượng với người đọc về một cảm xúc, một hình ảnh hay câu chuyện trong tác phẩm.

Bạn cần phân biệt câu hỏi tu từ với biện pháp tu từ

READ:  Tại sao phải kiêng số 13?

Biện pháp tu từ được người ta dùng nhằm mục đích tạo nên những giá trị biểu cảm, biểu đạt đặc biệt so với cách sử dụng ngôn ngữ thông thường. Bạn có thể tìm thấy biện pháp tu từ trong văn bản gồm biện pháp tu từ về từ và biện pháp tu từ về cú pháp.

Trong đó, biện pháp tu từ trong văn bản nghệ thuật được sử dụng rất đa dạng và phong phú. Những người nghệ sĩ của ngôn từ thường áp dụng các biện pháp tu từ trong văn bản để tăng tính nghệ thuật cho tác phẩm của mình, góp phần tạo nên dấu ấn cá nhân cho tác phẩm.

Biện pháp tu từ bao gồm biện pháp tu từ về cú pháp và biện pháp tu từ về từ với nhiều loại khác nhau.

2.1. Một số biện pháp tu từ về từ

Sau đây là các biện pháp tu từ về từ thường gặp:

  • Biện pháp tu từ so sánh
  • Biện pháp tu từ nhân hóa
  • Biện pháp tu từ ẩn dụ
  • Biện pháp tu từ hoán dụ
  • Biện pháp tu từ điệp ngữ
  • Biện pháp tu từ nói quá
  • Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh
  • Biện pháp tu từ chơi chữ
  • Biện pháp tu từ tương phản
  • Biện pháp tu từ điệp từ điệp ngữ

Như vậy, biện pháp tu từ rất đa dạng so với câu hỏi tu từ và được sử dụng mang tính nghệ thuật cao trong các tác phẩm văn học làm gia tăng tính biểu đạt, biểu cảm cũng như tạo sự hấp dẫn cho các tác phẩm.

2.2. Một số biện pháp tu từ về cú pháp

Sau đây là những biện pháp tu từ về cú pháp thường gặp:

Biện pháp tu từ về cú pháp dưới dạng câu hỏi tu từ
Biện pháp tu từ về cú pháp dưới dạng đảo trật tự cú pháp hay còn gọi là đảo ngữ
Biện pháp tu từ về cú pháp dưới dạng liệt kê
Biện pháp tu từ về cú pháp dưới dạng câu đặc biệt.Biện pháp tu từ về cú pháp dưới dạng điệp cấu trúc câu

3. Phân biệt câu hỏi tu từ với câu hỏi thường

So với câu hỏi tu từ, câu hỏi thường là câu dùng để hỏi thông tin nhằm mục đích làm sáng tỏ một nội dung nào đó mà người hỏi chờ đợi câu trả lời từ người được hỏi. Do đó, trong câu nghi vấn sẽ gồm ít nhất 2 chủ thể là người hỏi và người được hỏi. Đó là câu hỏi trực tiếp, trong đó người hỏi nêu câu hỏi còn người được hỏi nghe câu hỏi và trả lời. Hoặc là câu hỏi gián tiếp qua một công cụ nào đó như nêu câu hỏi qua thư và câu trả lời qua thư từ người được hỏi. Câu nghi vấn thường được dùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.

Trong khi đó, câu hỏi tu từ được dùng nhiều trong lĩnh vực văn học – nghệ thuật, được người hỏi đưa ra không nhằm mục đích tìm hiểu, muốn làm rõ vấn đề cũng như không cần câu trả lời mà chỉ nhằm mục đích khẳng định, nhấn mạnh nội dung nào đó mà tác giả muốn gửi gắm qua câu hỏi ấy. Đối với câu hỏi tu từ, có thể xác định người đặt câu hỏi nhưng không xác định rõ người được hỏi là ai.

Câu nghi vấn có nhiều dạng câu hỏi khác nhau, được tác giả Cao Xuân Hạo (2004) chia thành các loại câu hỏi của tiếng Việt như sau:

* Câu hỏi chính danh bao gồm:

  • Câu hỏi có/không
  • Câu hỏi chuyên biệt giống một câu trần thuật có yếu tố nghi vấn.
  • Câu hỏi hạn định
  • Câu hỏi siêu ngôn ngữ mở đầu là “có phải” và cuối câu có từ “không”
  • Câu hỏi phái sinh có cuối câu là từ “đúng không”/(có) phải không/chứ/phỏng/sao/hả?
  • Câu hỏi có từ cuối là nhỉ và nhé
READ:  Tại sao Hitler sử dụng hình chữ chữ thập ngoặc làm biểu tượng cho đảng Quốc Xã?

* Câu hỏi có tính chất cầu khiến không mong đợi thông tin mà muốn yêu cầu người khác theo cách phi ngôn ngữ.

* Câu hỏi có giá trị khẳng định với những từ ngữ đặt ở cuối câu như chứ sao? Chứ ai? Chứ còn gì nữa?…

* Câu nghi vấn có tính chất phủ định

* Câu nghi vấn có tính chất ngờ vực, phỏng đoán hay ngần ngại với những từ ngữ như không biết, phải chăng, biết, liệu, hay là,…

* Câu nghi vấn có tính chất cảm thán với những từ ngữ nghi vấn như bao nhiêu, biết mấy, sao … thế,…

4. Câu hỏi tu từ trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, câu hỏi tu từ hay Rhetorical question là những câu nghi vấn có dấu hỏi ở cuối câu nhưng không đòi hỏi câu trả lời. Người ta thường dùng dạng câu hỏi này để chỉ ra một điều gì đó để xem xét hay để làm rõ một tình huống. Câu hỏi tu từ có cách dùng khác so với dạng câu hỏi yes/no hay câu hỏi về thông tin với các từ như what, where, which, why, how many/much/far/often/etc, when/what time. Trong ngôn ngữ tiếng Anh, câu hỏi tu từ sẽ dùng trong các trường hợp sau đây:

Câu hỏi tu từ trong tiếng Anh mang ý nghĩa tương đương như trong tiếng Việt.

4.1. Câu hỏi tu từ dùng để thu hút sự chú ý

Để thu hút sự chú ý, các câu hỏi tu từ sẽ dùng để chỉ ra điều gì đó quan trọng và ý nghĩa ngụ ý của nó. Dạng câu hỏi tu từ này không nhằm tìm kiếm câu trả lời mà muốn đưa ra một tuyên bố nào đó.

4.2. Câu hỏi tu từ nhằm biểu hiện một tâm trạng không tốt

Người ta có thể dùng câu hỏi tu từ để thể hiện tâm trạng không tốt hay trầm cảm.

Ví dụ: Where did you go wrong? –Meaning: I don’t understand why I’am having so many difficulties lately. (Tôi đã làm gì sai? – Có nghĩa là: Tôi không hiểu tại sao mình gặp nhiều khó khăn gần đây.)

4.3. Câu hỏi tu từ dùng để chỉ một tình huống không tốt

Người ta có thể dùng các câu hỏi tu từ để chỉ ra một tình huống không tốt. Trong trường hợp này, câu hỏi tu từ mang ý nghĩa hoàn toàn khác biệt.

Ví dụ: What can I do about that teacher? – Meaning: I can’t do anything. Because, the teacher isn’t very helpful. (Tôi có thể làm gì với giáo viên đó chứ? – Có nghĩa là: Tôi không thể làm gì được. Vì giáo viên đó không hữu ích.)

4.4. Câu hỏi tu từ dạng phủ định với câu hỏi Yes/No tu từ nhằm hướng đến một việc tích cực

Dạng câu hỏi tu từ phủ định có thể dùng để gợi ý một tình huống mang tính tích cực. Ví dụ: Won’t I be excited to see you? – Meaning: I will be excited to see you (Không phải tôi rất phấn khích khi nhìn thấy bạn? – Có nghĩa là: Tôi rất phấn khích khi nhìn thấy bạn.

4.5. Câu hỏi tu từ cho câu hỏi lớn trong cuộc sống

Ở dạng này, câu hỏi tu từ đưa ra một câu hỏi để cho mọi người cùng suy nghĩ.

Nói chung, dù trong tiếng Việt hay trong tiếng Anh, câu hỏi tu từ là dạng câu có dấu hỏi ở cuối nhưng không nhằm mục đích để hỏi mà để thể hiện một ý ngầm nào đó của người nói.

Câu hỏi tu từ là gì đã được trả lời khá đầy đủ và dễ hiểu trong những phần ở trên để các bạn thuận tiện tham khảo. Bạn cần hiểu khái niệm về dạng câu hỏi này và những hình thức, cách sử dụng ra sao để nắm được đầy đủ nội dung kiến thức.