Cấu trúc của văn hóa bao gồm những yếu tố nào?

Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người với xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiển và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.

Kết quả hình ảnh cho chức năng của văn hóaCấu trúc của văn hóa bao gồm:

  • Văn hóa sản xuất
  • Văn hóa vũ trang
  • Văn hóa sinh hoạt

Trong đó văn hóa sinh hoạt là quan trọng nhất, vì nó đề cập đến cuộc sống thường ngày của con người, trong khi đó các yếu tố kia thì không như thế.

-Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn đời sống tinh thần. Văn hóa sinh hoạt là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh. Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con người trên nền của tự nhiên là văn hóa; nơi nào có con người nơi đó có văn hóa.

READ:  Phân tích thái độ ứng xử văn hóa của người Việt với môi trường xã hội thể hiện ở lĩnh vực văn hóa vật chất

+Như vậy những yếu tố cấu trúc văn hóa là một hệ thống hữu cơ bao gồm nhiều giá trị văn hóa cộng lại bao gồm các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình qua quá trình lao động sản xuất, đấu tranh chống lại thiên nhiên cũng như chống lại giặc ngoại xâm, cấu trúc văn hóa là bao gồm tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên.

Tại nước ta mỗi vùng miền đề có nét văn hóa sinh hoạt riêng, ví dụ:

  • Tại miền Nam ngày xưa, trên các cánh đồng vào mùa cấy, những nam thanh nữ tú của miền thôn dã đã lao vào công việc mệt nhọc, để giải khuây họ cất lên những câu hò đối đáp, hò đối đáp ở Nam bộ là một nét sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây. Hình thức điễn xướng dân gian này không những chỉ nhằm bộc lộ nỗi lòng mình với quê hương đất nước mà còn nhằm làm giảm bớt gánh nặng nhọc nhằn trong cuộc sống lao động để mưu sinh, đồng thời nó cũng là câu nói cho những đôi lứa yêu nhau, cùng nhau tạc dạ ghi lòng, mong có một ngày được gá danh nghĩa trăm năm.
  • Tại miền trung thì Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được thế giới công nhận, được trình diễn tại các lễ thường niên bao gồm các lễ kỉ niệm và những ngày lễ tôn giáo cũng như các sự kiện đặc biệt, tại Tây Nguyên thì có Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải dài trên năm tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
  • Tại miền Bắc thì có Quan họ Bắc Ninh là một trong những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam; Hát ca trù (hay hát “ả đào”, hát “cô đầu”) là bộ môn nghệ thuật truyền thống của miền Bắc Việt Nam, rất phổ biến trong đời sống văn hóa sinh hoạt ở khu vực này từ thế kỉ 15.