Con tôi rất hay cắn nếu ai đó nhắc nhở nó về chuyện gì. Tôi biết phải làm gì với nó?

Đó là một biểu hiện về tính cách hiếu động của trẻ. Hiếu động là một phần trong sự phát triển bình thường của trẻ, nhưng cũng có khi là kết quả của sự sai lệch nào đó về mặt tâm lý. Tính hiếu động, thái độ thù địch của trẻ được thể hiện bằng cắn. Đây là một hình thức thu hút sự chú ý của người khác đối với nó chứ không phải là một hành động cố tình ác ý. Trẻ cắn vì chúng muốn gây cho người khác sự đau đớn về thể chất hoặc tâm lý. Trẻ 2 tuổi và lớn hơn thường hay cắn bố mẹ để phản ứng lại những yêu cầu của bố mẹ đối với chúng. Trẻ lớn hơn có tính hiếu động thường hay cắn các trẻ cùng tuổi.

Việc giải quyết vấn đề cắn phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây ra điều đó. Vì vậy, khi trẻ cắn, cần tìm hiểu xem liệu điều đó chỉ có liên quan tới trẻ hay còn do một vấn đề nào đó trong gia đình gây ra. Trẻ cắn vì nó cho đó là một hành động bình thường, có thể chấp nhận được. Còn khi bị cấm cắn, trẻ lại coi đó là một thứ vũ khí lợi hại của nó. Do đó, muốn thay đổi được hành vi của trẻ, trước hết cần phải trả lời các câu hỏi sau:

– Tại sao trẻ coi việc cắn là một hành động được chấp nhận?
– Tại sao trẻ lại coi đó là một thứ vũ khí lợi hại?

Đáng tiếc là đa số các bậc cha mẹ lại có phản ứng quá mức cần thiết đối với việc trẻ cắn. Điều đó sẽ gây ra sự phản kháng ở trẻ. Và trong nhiều trường hợp, sự cấm đoán chỉ tỏ rõ sự tức giận của bố mẹ chứ không phải là mong muốn của họ muốn thay đổi hành vi của trẻ.

7. Đứa con trai 2 tuổi của tôi có thái độ rất thù địch đối với đứa em mới đẻ của nó. Vậy tôi cần phải làm gì?

Một số đứa trẻ có phản ứng khá gay gắt đối với việc trong gia đình có thêm một đứa em. Nếu như mẹ có quá ít thời gian hoặc không đủ sức để chăm sóc đứa trẻ lớn hơn, thì nó có thể nghĩ rằng chẳng ai cần tới nó nữa hoặc mọi người ghét bỏ nó. Nó bắt đầu cảm thấy mẹ nó không hoàn toàn là của riêng nó nữa và toàn bộ sự quan tâm của mẹ nó lại dành cho người khác. Đứa trẻ rất khó chấp nhận những thay đổi trong việc mẹ đối xử với nó, và nó tìm mọi cách để thể hiện sự bất bình. Một trong những cách đó là sự ghen tỵ với đứa em mới sinh. Nhiều đứa trẻ hành động khá thô bạo, tìm cách làm cho đứa em phải đau đớn. Nó không thích em và không muốn có em trong nhà… Một hình thức thể hiện sự bất bình của trẻ là la hét, nũng nịu, bỏ ăn…

READ:  Khi nào có thể cho trẻ ăn cùng thức ăn của người lớn?

Nếu như bố mẹ thông cảm và có cách cư xử thích hợp thì thường những bất bình của đứa con lớn sẽ qua đi rất nhanh. Khi trong gia đình có thêm một đứa con nữa, bố mẹ cần phải tìm mọi cách động viên, khuyến khích đứa con lớn để nó giúp đỡ trong việc chăm sóc đứa em mới xuất hiện. Điều đó sẽ giúp cho đứa con lớn không cảm thấy bị cô đơn. Ngoài ra, cũng phải thừa nhận và tìm cách thỏa mãn các nhu cầu về tình cảm của đứa con lớn. Nó rất cần có sự quan tâm của bố mẹ. Người mẹ có thể nói chuyện, chăm sóc đứa con lớn khi đứa bé ngủ. Còn lúc mẹ bận, bố có thể làm việc này thay cho mẹ. Rất may là trong đại đa số các trường hợp, vấn đề này thường kéo dài không lâu và không để lại các dấu ấn gì để có thể gây ảnh hưởng xấu đối với sự phát triển bình thường của đứa con lớn về sau này.

8. Nhiệt độ trong phòng của trẻ 2 năm tuổi bao nhiêu là thích hợp nhất?

Nhiệt độ trong phòng của trẻ 2 tuổi và bố mẹ khoảng 18-20 độ C là vừa đủ. Nhiệt độ trong phòng mát là rất tốt vì khi ngủ, trẻ có thể đắp một cái chăn mỏng. Nếu bố mẹ đắp 2 chăn thì cũng nên đắp cho trẻ 2 chăn. Thực ra, không cần phải mặc cho trẻ quá ấm khi nhiệt độ trong phòng là phù hợp với lượng quần áo mà bố mẹ đang mặc.

READ:  Làm thế nào để giữ cho lượng sữa ra đều?

9. Amiđan của con tôi ngày càng to. Khi nào thì nên cắt amiđan?

Trong vòng khoảng 20 năm trở lại đây, quan điểm của các bác sĩ đối với việc cắt amiđan của trẻ đã có nhiều thay đổi. Nếu amiđan của trẻ to ra mà không kèm theo viêm họng thường xuyên hoặc các biến chứng khác thì không cần thiết phải cắt.

10. Con tôi rất hay bị nôn về đêm. Tôi cần phải làm gì trong trường hợp này?

Thường thì nôn là hệ quả của một dạng viêm nhiễm nhẹ do virus gây ra, không cần phải có các biện pháp điều trị nào cả. Nôn thường khỏi sau một ngày hoặc sớm hơn. Nếu trẻ bị nôn kèm theo sốt cao, trẻ phản ứng chậm với các động tác từ bên ngoài hoặc không đi tiểu được thì đó là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó, cần phải gọi cấp cứu hoặc cho trẻ đi bệnh viện ngay.

Nếu nôn đi kèm với đi ngoài thì bố mẹ cần chú ý theo dõi trẻ. Trước hết, phải ngừng cho trẻ ăn các loại thức ăn cứng, sau đó cho uống các thứ nước
(nước đường, nước chè, nước hoa quả). Nếu trẻ không ngủ sau khoảng từ 5 đến 10 phút, cho trẻ uống một thìa cà phê và tăng dần số lần uống nếu trẻ uống được.

Ngoài ra, cần lưu ý các triệu chứng khác như: Các vết ban, mệt mỏi, ngủ kém, mắt lờ đờ, môi khô, khó thở, phân lỏng, đi tiểu tiện ít. Nếu có các triệu chứng đó kèm theo nôn thì cần gọi bác sĩ hoặc cho trẻ đi cấp cứu.