Đề thi minh họa môn toán tuyển sinh lớp 6 thời gian làm bài 60 phút

Dưới đây là bộ 4 đồ thi minh họa môn toán trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 6, thời gian làm bài trong 60 phút – không kể thời gian giao đề. Đề thi này được lấy tham khảo từ đề thi của Sở giáo dục tỉnh Thái Nguyên năm học 2017 – 2018. Trong 4 đề thì, có hai đề thi có 8 câu, hai đề thi còn lại có 5 câu. Nội dung đề thi vừa sức với học sinh, trong đó có phần câu hỏi khó để đánh giá năng lực của học sinh.

ĐỀ KIÊM TRA TUYÊN SINH LỚP 6
NĂM HỌC 2018 – 2019

MÔN: toán

(Thời gian làm bài 60 phút – Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (1 điểm)

  1. Tìm x:  x X 25 = 10000 : 2,5
  2. Tìm y:  1,23 x y + 1,02 x y = 5,4

Câu 2 (1 điểm): Hôm nay là ngày thứ Tư. Ngày thứ tư, kể từ ngày hôm qua là ngày nào?

Câu 3 (1 điểm): Điền số thích hợp vào ô có dấu ?

12 336 14
15 ? 16

 

Câu 4 (1 điểm)

Thời gian nào dài nhất: 51 tuần; 13 tháng; một năm; 337 ngày?

Câu 5 (1 điem): Thêm các dấu cộng, trừ, nhân, chia vào giữa các số 8 để được kết quả là 1000:

8 8 8 8 8 8 8 8

Câu 6 (1 điem): Có một số nằm trong phạm vi các số tự nhiên từ 1 đến 58. Biết rằng khi viết số đó không dùng các chữ số 1; 2; 3 và số đó không chia hết cho 3; 5; 7. Đó là số nào?

Câu 7 (2 điểm): Số táo của An, Bình và Chi là như nhau. An cho đi 17 quả, Bình cho đi 19 quả thì lúc này số táo của Chi gấp 5 lần tổng số táo còn lại của An và Bình. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu quả táo?

Câu 8 (2 điểm)

Một thửa đất hình tứ giác ABCD có góc A và D vuông. AB = 60m, CD = 80m,

DA = 40m. Người ta đắp một con đường

theo cạnh CD rộng bằng 1 cạnh DC.

Hỏi diện tích thửa đất còn lại là bao nhiêu, biết diện tích thửa đất lúc chưa đắp đường là 2800m2.

 

ĐỀ KIÊM TRA TUYÊN SINH LỚP 6 NĂM HỌC 2018 – 2019

MÔN: toán

(Thời gian làm bài 60 phút – Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (1 điểm)

  1. Tìm x: (x – 24) : 28 = 20
  2. Tìm y: 13 x (y – 6) = 4 x y – 6

Câu 2 (1 điểm): Số nào tiếp theo trong dãy số: 8; 10; 16; 34; …

Câu 3 (1 điem): Số nào lớn nhât trong các số sau: ——;—-2:;—-T ? v       2016 2017 2018

READ:  Cảm nhận nghệ thuật trong bài thơ Tiếng chim buổi sáng của Định Hải

Câu 4 (1 điểm): Hình nào có đặc điểm khác các hình còn lại?

A Z F N E
(1) (2) (3) (4) (5)

 

Câu 5 (1 điểm): Điền số thích hợp vào các ô có dâu ? sao cho tât cả các phép toán đúng trong cả hàng ngang và hàng dọc của bảng sau:

? x ? = 6
+ +
? ? = ?
= = =
8 ? = ?

 

Câu 6 (1 điếm): Trong một năm dương lịch có những tháng có 30 ngày và những tháng có 31 ngày.

Hỏi có mây tháng có 28 ngày, mây tháng có 29 ngày?

Câu 7 (2 điểm): Một người đi xe đạp từ B đến C lúc 13giờ 30phút với vận tốc 12km/giờ, cùng lúc đó một người đi xe máy từ A cách B là 48km với vận tốc 36km/giờ và đuổi theo xe đạp. Hỏi:

  1. Kể từ lúc bắt đầu đi, thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp là bao lâu?
  2. Xe máy đuổi kịp xe đạp lúc mây giờ?

Câu 8 (2 điểm): Cho tam giác ABC, các góc B, góc C đều nhọn, AH là đường cao, nếu ta kéo AH về phía A một đoạn AM = 3cm thì được tam giác MBC có diện tích lớn hơn diện tích tam giác ABC là 18cm2. Tính cạnh BC.

 

ĐỀ KIÊM TRA TUYÊN SINH LỚP 6
NĂM HỌC 2018 – 2019

MÔN: Tiếng việt

(Thời gian làm bài 60 phút – Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (1 điểm): Xếp những từ sau đây thành các nhóm từ đồng nghĩa:

lấp lánh, tràn ngập, thiết tha, dỗ dành, đầy ắp, vỗ về, da diết, lóng lánh.

Câu 2 (1 điểm): Với mỗi từ in đậm dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa:

  • Muối nhạt
  • Đường nhạt
  • Màu áo nhạt
  • Tình cảm nhạt

Câu 3 (2 điểm):

  • Bầu trời sáng như vừa được gội rửa.
  • Những đóa hoa râm bụt thêm màu đỏ chót.
  • Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi.
  • Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ, sáng rực trong ánh mặt trời.
  1. Hãy sắp xếp lại trật tự các câu trên để tạo thành một đoạn văn.
  2. Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu trong đoạn văn trên.

Câu 4 (1 điểm): Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi đã đặt dấu chấm vào những vị trí thích hợp:

“Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận những hàng tre xanh chạy dọc theo bờ sông chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, em lại ra sông hóng mát trong sự yên lặng của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và lòng em trở nên thảnh thơi, trong sáng vô cùng. ”

READ:  Tuyển tập thơ hay mùa chia tay

Câu 5 (5 điểm): Hãy tả quê hương em vào một buổi sáng mùa hè.

 

ĐỀ KIÊM TRA TUYÊN SINH LỚP 6 NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: Tiếng việt

(Thời gian làm bài 60 phút – Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2 điểm): Cho hai câu sau:

  • Mẹ em mua đường để nấu chè.
  • Đi như thế này thì đúng là mua đường rồi!
  1. Tại sao trong hai câu trên từ “mua” có quan hệ nhiều nghĩa, còn từ “đường” có quan hệ đồng âm?
  2. Trong hai câu đó, mua đường trong câu nào là hai từ, mua đường trong câu nào là một từ?

Câu 2 (1 điểm): Cho biết tác dụng của từng dấu phẩy trong câu sau:

Ngoài kia, sau một mùa đông dài tơi bời dông bão, những chiếc lộc non đã đâm chồi, những nụ mầm bé nhỏ run run như bàn tay non tơ.

Câu 3 (1 điểm):

“Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi”.

(Cánh diều tuổi thơ – Theo Tạ Duy Anh) Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh để nói về ước mơ thời niên thiếu của mình. Cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh như thế có gì hay?

Câu 4 (1 điểm): Chỉ ra bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau và cho biết câu đó là câu đơn hay câu ghép:

  1. Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.
  2. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.

Câu 5 (5 điểm):

Một cơn mưa phùn buổi đầu xuân hay một trận mưa rào ngày mùa hạ đều có thể mang đến cho thiên nhiên một nét đẹp riêng, quyến rũ…

Em hãy tả lại một cảnh đẹp của quê hương em trong hoặc sau cơn mưa đó.