Hãy nêu những chính sách bóc lột kinh tế của Pháp trong giai đoạn 1919 -1929? Hậu quả của những chính sách đó đối với kinh tế xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX?

  • Trong lĩnh vực nông nghiệp : đây là lĩnh vực được Pháp tăng cường bỏ vốn đầu tư nhiều nhất, năm 1927 số vốn đầu tư vào nông nghiệp lên tới 400 triệu phrăng, tăng gấp nhiều lần so với thời kì trước chiến tranh.
  • Thực dân Pháp ra sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam để thành lập các đồn điền trồng cây công nghiệp như chè, cà phê cao su, bông, đay, thầu dầu …diện tích đồn điền của Pháp ngày càng rộng lớn, nhiều công ty cao su lớn ra đời như công ty Đất Đỏ, công ty Mi-sơ-lanh, công ty Cây nhiệt đới.
  • Trong lĩnh vực công nghiệp, Pháp đặc biệt chú trọng vào nghề khai mỏ vì đây là mặt hàng thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu rất lớn, tất cả các công ty than có từ trước đều được tăng thêm vốn và hoạt động mạnh hơn, nhiều công ty than mới nối tiếp nhau ra đời.
  • Tuy nhiên Pháp chỉ đầu tư vào những ngành công nghiệp nhẹ, bỏ vốn đầu tư ít mà lại thu hồi vốn nhanh, những ngành không cạnh tranh với công nghiệp của Pháp ở chính quốc, còn công nghiệp nặng thì rất hạn chế đầu tư.
  • Thương nghiệp phát triển hơn thời kì trước chiến tranh. Để nắm chặt thị trường VN và Đông Dương tư bản Pháp đánh thuế nặng hàng hoá nhập vào nước ta, đặc biệt là hàng hoá của Trung Quốc và Nhật Bản, Pháp tìm cách chèn ép các tư thương VN.
  • Về giao thông vận tải cũng được Pháp đầu tư để phát triển thêm phục vụ cho việc vận chuyển tài nguyên khai thác được ở VN đem bán hoặc đưa về Pháp, tuyến đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn: Đồng Đăng – Na Sầm, Vinh – Đông Hà
  • Về tài chính, ngân hàng Đông Dương chính là cơ quan đại diện cho thế lực tư bản tài chính của Pháp, có cổ phần trong hầu hết các công ty và xí nghiệp lớn, nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương.
READ:  Đường lối đổi mới? vì sao phải đổi mới, phương hướng đổi mới? nội dung đổi mới? vì sao phải thực hiện sự nghiệp đổi mới?

Chương trình khai thác bóc lột thuộc địa của Pháp lần thứ hai có tác động sâu sắc đến nền kinh tế và xã hội VN

  • Đối với nền kinh tế, nó làm cho nền kinh tế Vệt Nam phát triển què quặt mất cân đối; nông nghiệp suy giảm, công nghiệp nhẹ phát triển, nhưng công nghiệp nặng lại bị kìm hãm.
  • Nguồn tài nguyên khoáng sản cạn kiệt. Đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực
  • Về mặt xã hội chương trình khai thác bóc lột thuộc địa của Pháp đã làm cho xã hội VN có sự phân hoá sâu sắc, nhiều giai cấp mới ra đời và phát triển nhanh về số lượng và chất lượng .