He là gì?

Hẳn bạn đã được nhìn thấy từ he hoặc đọc nó ở đâu nhưng bạn lại chưa biết nghĩa của từ He là gì?

Dưới đây là một số giải thích về từ He này:

  • HE: happy ending (tức là một cái kết vui)
  • HE: có thể là High Explosive (thuốc nổ cực mạnh)
  • HE: High Efficiency (hiệu suất cao)
  • HE: His/Her Excellency: để nói về những người tôn kính ví dụ đại sứ, người đại diện cho một quốc gia. Ví dụ H.E ambassador of Vietnam,..

 


Tản mạn về HE, SE…

Bài viết tham khảo hội những người đau tim

Ngày bé đọc sách, tôi ít quan tâm đến việc kết thúc là HE ( Happy Ending) hay SE ( Sad Ending), nếu không muốn nói là trong từ điển của tôi không hề tồn tại khái niệm đó. Đơn giản rằng với tôi, thế giới giữa những trang sách được dựng xây từ câu chữ của con người, cũng mang những cung bậc cảm xúc đa dạng và phong phú của con người. Thế nên, buồn hay vui, đau khổ hay hạnh phúc cũng đều luôn đan xen, song hành cùng nhau, dù tỷ lệ có thể chẳng cân bằng.

Những quyển sách mà tôi yêu thích ngày bé, có thể làm tâm trạng của tôi thay đổi như chiếc phong vũ biểu. Cười đó, rồi khóc đó. Tôi chối bỏ những câu chuyện cổ Grim với kết cuộc thường được cho là có hậu, rằng công chúa hay Lọ Lem chỉ cần tốt và đẹp thì sẽ đều sánh suyên cùng hoàng tử, rồi chàng sẽ lên ngôi vua trị vì thiên hạ, cả hai sẽ hạnh phúc bên nhau đến hết cuộc đời. Tôi đi tìm những nỗi buồn rất thật, rất đời giữa những trang truyện cổ Anđecxen, về một nàng tiên cá thà hóa thành bọt biển chứ không thể tự tay giết chết người mình yêu; về trái tim sót lại nơi đống tro tàn , nơi sự tiêu tan của cô vũ nữ bằng giấy bồi và chàng lính chì một chân dũng cảm… Những câu chuyện cười khiến tôi nhớ nhất, lại là những câu chuyện “cười ra nước mắt”, đằng sau tiếng cười lại là những suy ngẫm về cuộc sống, như truyện của Azit Nexin, hoặc những bài phỏng vấn mang tính châm biếm của Lê Hoàng ( thường được ký tên Lê Thị Liên Hoan). Những chuyện tình dù buồn đến đâu, vẫn có những phút giây hạnh phúc, những hồi ức ngọt ngào. Những câu chuyện nhẹ nhàng, tếu táo, vẫn không thiếu đôi chút khoảng lặng khiến mình phải suy ngẫm.

READ:  Tại sao đom đóm phát ra ánh sáng?

Có những câu chuyện lửng lơ không kết thúc, nhưng lại mở ra cho mình nhiều cách nghĩ, như một câu trong “Nữ hoàng tin đồn” – Thẩm Thương My mà tôi mới đọc gần đây: ‎“Độ dài của cuốn sách thì có hạn, nhưng câu chuyện thì mãi mãi không kết thúc”.

Thế nên, kết thúc là vui hay buồn với tôi không quan trọng bằng sự hợp lý trong tình tiết, diễn biến, và cảm xúc, cũng như ý nghĩa của câu chuyện đó với mình.

Có những câu chuyện, bi kịch thấm đẫm từ bối cảnh đến những tình tiết nhỏ. Khi đó một cái kết theo kiểu “khổ tận cam lai” chưa chắc đã bù đắp nổi những tổn thương. Lại có những câu chuyện, dù kết cuộc thật buồn, nhưng lại gieo vào lòng người đọc niềm tin và hy vọng. Hoặc chính cái kết buồn đó lại mang nặng một thông điệp nào đấy gửi gắm cho độc giả.

Như ngày bé, đọc “Lão Hạc” – Nam Cao, dù đau lòng, nhưng vẫn không hề mong truyện được viết lại theo cách khác, để xuất hiện “tia sáng cuối đường hầm” chi cả.

Như ngày bé, đọc “Ba người bạn” – Erich Rơmac, bật khóc cho cái chết của Pat. Nhưng nếu xuất hiện một phép màu nào đó, nỗi đau chiến tranh và những bi kịch của phận người liệu có được khắc họa rõ nét ?

Từng rất đau lòng khi đọc “Anh đào xa tít tắp” – Trương Duyệt Nhiên. Từng cảm thấy kết cuộc sao quá đỗi bất công với Uyển Uyển. Để rồi lắng lòng đọc lại, nhận ra rằng, dù rừng anh đào ấy chỉ có trong mộng tưởng, nhưng Uyển Uyển vẫn không tự dìm mình vào đau thương, cô vẫn bước tiếp kia mà.

READ:  Tại sao phụ nữ theo đạo Hồi phải dùng khăn che mặt?

Từng xót xa khi đọc “Phấn hoa lầu xanh” – Tào Đình, nhưng lại thấy đoạn kết như vậy đã là tất yếu. Được chết bên tướng công, có khi lại là hạnh phúc của Sở Sở cũng nên.

Tôi không thích những truyện, vì muốn có kết cuộc HE mà mang những tình tiết gượng ép, khiên cưỡng. Thậm chí có những truyện, kết cuộc hoàn mỹ quá, tôi lại thấy nó có vẻ “vo tròn”, sắp đặt và giả tạo.

Cũng không muốn chính mình phải bỏ lỡ một cuốn sách hay, một câu chuyện đẹp, chỉ vì kỳ thị rằng nó có một kết cuộc được đánh giá là buồn.

Thậm chí, như một câu nói “cắt xén” ra từ ” Anh có thích nước Mỹ không?” – Tân Di Ổ : “…bởi niềm vui sẽ trôi qua trong tích tắc,chỉ có niềm đau là khắc cốt ghi tâm…”, nên có những câu chuyện chính vì nó quá buồn, quá đau lòng, mới khiến bản thân mình phải day dứt, trăn trở, nhớ mãi không quên.

Và có những câu chuyện, khó mà phân định được, là HE hay SE. Bởi quan niệm hạnh phúc mỗi người mỗi khác, và cùng một sự việc nhưng nhìn dưới góc độ, cách nghĩ khác nhau sẽ mang ý nghĩa khác nhau.

Như đoạn kết của Thất tịch không mưa dù lấy đi của tôi quá nhiều nước mắt, nhưng ngẫm nghĩ lại, như thế có lẽ cũng tốt cho cả hai nhân vật chính…

Khái niệm “GE”:

“GE= good ending, những truyện có kết thúc hợp lý. Nó kết như thế vì nó phải thế, vì tính cách nhân vật đưa đẩy đến đấy, vì tình huống đưa đẩy như vậy chứ ko phải vì tác giả muốn vậy. Câu chuyện tự sống theo cách của nó, và khi nó sắp kết thúc, nó chọn kết thúc như thế. GE là thế, bất kể là SE hay HE đều có thể là GE .”