Kết hợp phát triển kinh tế xã hôi với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh trong các ngành, các lĩnh vưc kinh tế chủ yếu

Kết hơp trong công nghiêp:

– Kết hợp ngay từ khâu quy hoạch bố trí các đơn vị kinh tế của nghành công nghiệp. Bố trí một cách hợp lí trên các vùng lãnh thổ, quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế kém phát triển, thực hiện CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn.

– Tập trung đầu tư một số nghành công nghiệp liên quan đến quốc phòng như: Cơ khí chế tạo, điện tử, công nghiệp, điện tử kĩ thuật cao, luyện kim, hoá chất, đóng tàu vừa đáp ứng nhu cầu trang bị cơ giới cho nền kinh tế, vừa có thể sản xuất ra một số sản phẩm kĩ thuật công nghiệp cao phục vụ QP- AN.

– Phát triển công nghiệp quốc gi theo hướng mỗi nhà máy, xí nghiệp vừa có thể sản xuất hàng dân dụng, vừa có thể sản xuất hàng quân sự. Kết hợp tròng đầu tư nghiên cứu, sáng chế, chế tạo, sản xuất các mặt hàng có tính lưỡng dụng cao trong các nhà máy và ở một số cơ sở công nghiệp nặng.

– Các nhà máy cong nghiệp quốc phòng trong thời bình, ngoài việc sản xuất ra hàng quân sự phải tham gia sản xuất hàng dân sự chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Theo hướng trên, từ nay đến năm 2020, Nhà nước cần tập trung xây dựng quốc phòng vào có thể tham gia nghiên cứu, sáng chế và sản xuất một số mặt hàng quân sự đáp ứng cho LLVT, trong đó tập trung vào một số nghành như cơ khí luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử, tin học, hoá dầu.

– Mở rộng liên doanh, liên kết giữa nghành công nghiệp nước ta (bao gồm công nghiệp quốc phòng) với công nghiệp của các nước tiên tiến trên thế giới, ưu tiên những nghành, lĩnh vực có tính lưỡng dụng cao.

– Thực hiện chuyển giao công nghệ hai chiều, từ công nghiệp quốc phòng vào công nghiệp dân dụng và ngược lại.

– Phát triển hệ thống phòng không công nghiệp và phát triển lực lượng tự vệ để bảo vệ các nhà máy, xí nghiệp trong cả thời bình và thời chiến

– Xây dựng kế hoạch động viên công nghiệp quốc gia phục vụ thời chiến; thực hiện dự trữ chiến lược các nguyên, nhiên, vật liệu quý hiếm cho sản xuất quân sự.

Kết hơp trong nông, lâm, ngư nghiệp:Hiện nay nước ta vẫn còn hơn 70% dân số sống ở nông thôn và làm nghề nông, lâm ,ngư nghiệp. Phần lớn lực lượng, của cải huy động cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là từ khu vực này.

– Kết hợp phải nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất, rừng, biển đảo và lực lượng lao động để phát triển đa dạng các ngành trong nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

– Kết hợp trong nông, lâm, ngư nghiệp phải gắn vói việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội như xoá đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khoẻ, đền ơn đáp nghĩa, nần cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại.

Bảo đảm an ninh lượng thực và an ninh nông thôn, góp phần tạo thế trận phòng thủ “thế trận lòng dân” vững chắc.

– Phải kết hợp gắn việc động viên đưa dân ra lập nghiệp ở các đảo để xây dựng các làng xã, huyện đảo vững mạnh với chú trọng đầu tư xây dựng phát triển các hợp tác xã, các đôi tàu thuyền đánh cá xa bờ,…

READ:  Trình bày tính tất yếu phải kết hợp kinh tế xã hôi với tăng cường Quốc phòng An ninh ?

– Phải đẩy mạnh phát triển trồng rừng gắn với công tác định canh định cư, xây dựng các cơ sở chính trị vững chắc ở các vùng rừng núi biên giới, đặc biệt là ở Tây bắc, Tây nguyên và Tây nam bộ.

Kết hơp trong giao thông vân tải, bưu điên, y tế, khoa hoc – công nghê, giáo duc và xây dựng cơ bản:

– Trong giao thông vận tải:

+ Phát triển hệ thống giao thông vận tải đồng bộ cả đường bộ, đường sắt, đường không, đường thuỷ, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá trong nước và mở rộng giao lưu với nước ngoài.

+ Trong xây dựng các mạng đường bộ, cần chú trọng mở rộng, nâng cấp các tuyến đường trục Bắc – Nam với tuyến đường trục dọc Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh. Từ các tuyến đường này, phải phát triển các tuyến đường ngang nối liền giữa các tuyến trục dọc với nhau và phát triển đến các huyện xã trong cả nước, nhất là đến các vùng cao, vùng sâu, miền núi biên giới, xây dựng các tuyến đường vành đai biên giới.

+ Trong thiết kế, thi công các công trình giao thông vận tải, đặc biệt là các tuyến vận tải chiến lược, phải tính đến cả nhu cầu hoạt động thời bình và thời chiến, nhất là cho các phương tiện cơ động của lực lượng vũ trang có trọng tải và lưu lượng vận chuyển lớn, liên tục. Phải có kế hoạch làm nhiều đường tránh ở các nút giao thông quan trọng, làm các bến phà, bến vượt ngầm bên cạnh các cây cầu, làm đường hầm xuyên núi, cải tạo các hang động có sẵn làm kho trạm, nơi trú quân khi cần.

+ Phải thiết kế, xây dựng lại hệ thống đường ống dẫn dầu Bắc – Nam, chôn sâu bí mật, có đường vòng tránh trên từng cung đoạn, bảo đảm hoạt động an toàn cả thời bình và thời chiến.

+ Ở vùng đồng bằng ven biển, đi đôi với phát triển hệ thống đường bộ, cần chú trọng cải tạo, phát triển đường sông, đường biển, xây dựng các cảng sông, cảng biển, bảo đảm đi
lại, bốc dỡ thuận tiện.

+ Việc mở rộng nâng cấp sân bay phải chú ý cả sân bay ở tuyến sau, ở sâu trong nội địa, sân bay dã chiến và có kế hoạch sử dụng cả đường cao tốc làm đường băng cho máy bay khi cần thiết trong chiến tranh.

+ Trong một số tuyến đường xuyên Á, sau này được xây dựng qua Việt Nam, ở những nơi cửa khẩu, nơi tiếp giáp các nước bạn phải có kế hoạch xây dựng các khu vực phòng thủ kiên cố, vững chắc, đề phòng khả năng địch sử dụng các tuyến đường này khi tiến công xâm lược nước ta với qui mô lớn.

+ Xây dựng kế hoạch động viên giao thông vận tải cho thời chiến

– Trong bưu chính viễn thông:

+ Phải kết hợp chặt chẽ giữa ngành bưu điện quốc gia với ngành thông tin quân đội, công an để phát triển hệ thống thông tin quốc gia hiện đại, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn thông tin liên lạc phục vụ lãnh đạo chỉ huy, điều hành đất nước trong mọi tình huống, cả thời bình và thời chiến.

+ Có phương án thiết kế xây dựng và bảo vệ hệ thống thông tin liên lạc một cách vững chắc trong mọi tình huống

+ Các phương tiện thông tin liên lạc và điện tử cần phải được bảo đảm bí mật và có khả năng chống nhiễu cao, phòng chống chiến tranh thông tin điện tử của địch + Khi hợp tác với nước ngoài về xây dựng, mua sắm các thiết bị thông tin điện tử phải cảnh giác cao, lụa chọn đối tác, có phương án chống âm mưu phá hoại của địch + Xây dựng kế hoạch động viên thông tin liên lạc cho thời chiến

READ:  Đặc điểm của quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội nước ta - Địa lý

– Trong xây dựng cơ bản:

+ Khi xây dựng bất cứ công trình nào, ở đâu, qui mô nào cũng phải tính đến yếu tố tự bảo vệ và có thể chuyển hoá phục vụ được cho cả quốc phòng, an ninh, cho phòng thủ tác chiến và phòng thủ dân sự

+ Khi xây dựng các thành phố đô thị, phải gắn các khu vực phòng thủ địa phương, phải xây dựng các công trình ngầm

+ Khi xây dựng các khu công nghiệp tập trung, các nhà máy, xí nghiệp lớn, quan trọng đều phải tính đến khả năng bảo vệ và di dời khi cần thiết. Hạn chế xâm phạm các địa hình có giá trị về phòng thủ quân sự, quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc

+ Đối với các xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cần kết hợp trong nghiên cứu, sáng chế, chế tạo những vật liệu siêu bền, có khả năng chống xuyên, chống mặn, chống bức xạ, dễ vận chuyển phục vụ các công trình phòng thủ, công sự trận địa của lực lượng vũ trang và của khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố

+ Khi cấp phép đầu tư xây dựng cho các đối tác nước ngoài, phải có sự tham gia ý kiến của cơ quan quân sự có thẩm quyền.

– Trong khoa học và công nghệ, giáo dục:

+ Phải phối hợp chặt chẽ và toàn diện hoạt động giữa các ngành khoa học và công nghệ then chốt của cả nước với các ngành khoa học của quốc phòng, an ninh trong việc hoạch định chiến lược nghiên cứu phát triển và quản lí sử dụng phục vụ cho cả xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

+ Nghiên cứu ban hành chính sách các tổ chức cá nhân có đề tài khoa học, dự án công nghệ và sản xuất các sản phẩm có ý nghĩa vừa phục vụ cho nhu cầu CNH, HĐH đất nước vừa phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.

+ Coi trọng, giáo dục và bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài của đất nước, đáp ứng cả sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế, xã hội, cả quốc phòng, an ninh cho các đối tượng, đặc biệt là trong các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc gia.

– Trong lĩnh vực y tế:

+ Phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa ngành y tế dân sự với y tế quân sự trong nghiên cứu, ứng dụng, trong đào tạo nguồn nhân lực, trong khám chữa bệnh cho nhân dân, bộ đội và cho người nước ngoài

+ Xây dựng mô hình quân dân y kết hợp trên các địa bàn, đặc biệt là ở miền núi, biên giới, hải đảo

+ Xây dựng kế hoạch động viên y tế dân sự cho quân sự khi có chiến tranh xảy ra + Phát huy vai trò của y tế quân sự trong phòng chống, khám chữa bệnh cho nhân dân thời bình và thời chiến