Khái niệm, ưu điểm và điều kiện thực hiện chiến lược phối hợp trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội?

1. Khái niệm chiến lược phối hợp.

Thực tiễn phát triển ở các quốc gia đã tồn tại chiến lược phối hợp, là sự kết hợp cả 2 dạng chiến lược hướng nội và chiến lược hướg ngoại.

* KN: Tạo ra sự phát triển kinh tế đất nước trên cơ sở phát huy thế mạnh nội lực, tranh thủ ngoại lực, đồng bộ hóa lực lượng ngoại lực dưới sự chủ động của chủ lực tạo nên cơ cấu kinh tế hoàn chỉnh cho đất nước.

– Đặc trưng của chiến lược phối hợp:

+ Đáp ứng việc theo đuổi các mục tiêu chính trị toàn diện, đảm bảo các yêu cầu về: tính dân tộc, tính nhân loại và tính văn minh hiện đại.

+ Xây dựng một cơ cấu kinh tế mở: Có các ngành xuất khẩu mũi nhọn, với các sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Nhập khẩu có chọn lọc các sản phẩm trong nước chưa, không sản xuất được hoặc sản xuất không hiệu quả.

+ Kinh tế quốc nội có cơ cấu hoàn chỉnh, bao gồm cả kinh tế trong nước (GNP) và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Luôn đảm bảo GDP tăng với tốc độ cao, ổn định và bền vững.

+ Bước đi trong quá trình thực hiện chiến lược phối hợp trên cơ sở chủ động và tự chủ, nhằm tạo ra một chiến lược phát triển kinh tấ – xã hội tối ưu cho quốc gia: sử dụng ngoại lực để chuyển yếu thành mạnh, chuyển nền kinh tế “đóng” sang nền kinh tế “mở”, chuyển nền kinh tế từ ít nhiều còn phụ thuộc sang nền kinh tế hợp tác, bình đẳng (mỗi bên có thể mạnh riêng).

Trên thực tế, thực hiện chiến lược phối hợp là một quá trình rất phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia; tuy nhiên có thể chia quá trình thực hiện chiến lược ra thành các giai đoạn cơ bản:

1- Giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cho mở cửa: Đây là giai đoạn chuẩn bị các điều kiện hạ tầng cốt yếu, củng cố nền kinh tế quốc nội (thực hiện chiến lược hướng nội), xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật phù hợp với nền kinh tế mở, đặc biệt là các chính sách về phát triển các thành phần kinh té, chính sách thu hút đầu tư, chính sách hình thành đồng bộ các loại thị trường,…

2- Giai đoạn tích lũy ban đầu: Đây là thời kỳ mới mở cửa, nền kinh tế quốc nội chủ yếu tiếp nhận đầu tư, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài.

READ:  Những nội dung chủ yếu trong chính sách thương mại quốc tế của Malaysia

Mục đích của giai đoạn này là nổn định đời sống nhân dân, tranh thủ tích lũy vốn liếng, kinh nghiệm, tạo ra nguồn nhân lực mới để tạo ra bước nhảy vọt khi đủ điều kiện.

Trong giai đoạn này vai trò của Nhà nước rất quan trọng, vì nền kinh tế quốc nội còn non yếu, chưa tự đứng được bằng đôi chân của mình, nên cần có sự can thiệp, hỗ trợ từ phía Nhà nước.

3. Giai đoạn thăng bằng: nền kinh tế quốc nội đã có tiềm lực, thế mạnh nhất định; đã hình thành được một số ngành kinh tấ quốc nội mũi nhọn có khả năng

cạnh tranh cao, các DN trong nước đã trưởng thành và lớn mạnh, khi ấy nền kinh tế quốc nội có thể bắt tay và hợp tác bình đẳng với các đối tác nước ngoài.

Lúc này vai trò Nhà nước vẫn rất quan trọng, song đã phần nào đã yên tâm về “sức đề kháng của nền kinh tế quốc nội”.

4- Giai đoạn làm chủ quan hệ kinh tế đối ngọai: Đây là giai đoạn nền kinh tế đã có bước tiến nhảy vọt. Nền kinh tế quốc nội đã hoàn toàn tự chủ, đa số các sản phẩm xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao, lượng vốn đầu tư dồi dào, bảo hòa và sẵn sàng đầu tư sang các quốc gia khác.

2. ƯU ĐIỂM CỦA CHIẾN LƯỢC PHỐI HỢP:

Ưu điểm của chiến lược phối hợp chính là ưu điểm của cả 2 chiến lược hướng nội và hướng ngoại, phối hợp được thế mạnh trong ngoài, đây là chiến lược còn được coi là chiến lược khôn ngoan.

3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHỐI HỢP:

Bối cảnh trong và ngoài nước thuận lợi không có các thế lực thù địch lớn, xu thế đối thoại, hợp tác, toàn cầu hóa là chủ yếu; trong nước đồng tình và sẵn sàng thực hiện chính sách mở cửa.

Nội lực vững vàng.

Khả năng quản lý của nhà nước: Muốn tạo được sức mạnh tổng hợp từ nội ngoại lực Nhà nước phải thực hiện những giải pháp phối hợp có lợi nhất cho đất nước.

Thách thức lớn nhất trong việc thực hiện mở cửa nền kinh tế là phải biết chọn lọc các mối quan hệ quốc tế sao cho phát huy được tối đa các nguồn lực trong nước, biến ngoại lực thành nội lực, thay thế dần ngoại lực bằng nội lực. Theo đó, yêu cầu Nhà nước vừa phải vững vàng, kiên định, vừa phải linh hoạt, mềm dẻo, nói cách khác là thực hiện phương châm dĩ bất biến ứng vạn biến, hòa nhập không hòa tan.

READ:  Tài liệu, Câu hỏi và đề thi Chính sách kinh tế

Thực hiện chiến lược phối hợp chúng ta cần phải giải quyết tốt các vấn đề sau:

1- Xác định các mục tiêu then chốt, ưu tiên cần đạt được của nền kinh tế, các mục tiêu đó có thể là: huy động các nguồn lực mà quốc gia thiếu và yếu; tạo điều kiện tích lũy cho nền kinh tế; đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế……

Việc xác định mục tiêu then chốt, ưu tiên thường gắn với quá trình thực hiện CNH, HĐH. Kinh nghiệm các nước trên thế giới và khu vực quá trình CNH, HĐH được chia ra 2 giai đoạn:

Giai đoạn I: CNH, HĐH thay thế hàng nhập khẩu.

Giai đoạn II: CNH, HĐH hướng sang xuất khẩu.

2- Xác định các tiềm năng, thế mạnh chủ quan và những điều kiện để khai thác, huy động đạt được mục tiêu then chốt, ưu tiên.

3- Xác định và lựa chọn các yếu tố cần tranh thủ ngoại lực để kết hợp với nội lực tạo ra sức mạnh tổng hợp cho quốc gia.

4- Phương hướng xây dựng cơ cấu kinh tế quốc dân theo sự phân công và hợp tác quốc tế: các ngành mũi nhọn, nhu cầu nhập khẩu, các sản phẩm xuất khẩu (xếp theo thứ tự cạnh tranh).

5- Xây dựng và thực hiện các giải pháp: Thu hút hoặc đầu tư vốn ra nước ngoài; thu hút chất xám và các thành tựu khoa học-công nghệ hiện đại.

6- Xây dựng lộ trình và giúp các doanh nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế.

Tóm lại: Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay không có một quốc gia nào phát triển thuận lợi nếu phát triển theo mô hình khép kín, bên cạnh đó chiến lược phối hợp ngày càng có tính thực tiễn, khả thi.