Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng trong KT & KTQT

Hỏi/Đáp: Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng trong KT & KINH DOANH QUỐC TẾ. Những nội dung chủ yếu và những vấn đề cần lưu

1. Khái niệm

Hợp đồng KT& KINH DOANH QUỐC TẾ là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ kinh tế và thương mại quốc tế.

Quá trình đp dẫn đến kết quả là ký kết hợp đồng KINH DOANH QUỐC TẾ để các bên cùng tham gia thực hiện. Hợp đồng là sản phẩm cuối cùng của thương lượng giữa các bên tham gia. Hợp đồng phải phản ánh vị thế thương lượng của các bên trong quá trình đp và ký kết hợp đồng.

Một số loại hợp đồng KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ:

+ Hợp đồng xuất-nhập khẩu

+ Hợp đồng liên doanh

+ Hợp đồng BOT, BTO, BT

+ Hợp đồng sở hữu trí tuệ

+ Hợp đồng hàng hải

+ Hợp đồng phân phối, đại lý trung gian
…..

2. Đặc điểm

So với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có những đặc điểm sau đây:

Về chủ thể: chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là các bên, người bán và người mua, có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau.

Về đối tượng của hợp đồng: hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là động sản, tức là hàng có thể chuyển qua biên giới của một nước.

Về đồng tiền thanh toán: Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ đối với các bên. Ví dụ: hợp đồng được giao kết giữa người bán Việt Nam và người mua Hà Lan, hai bên thoả thuận sử dụng đồng euro làm đồng tiền thanh toán. Lúc này, đồng euro là ngoại tệ đối với phía người bán Việt Nam nhưng lại là nội tệ đối với người mua Hà Lan. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đồng tiền thanh toán đều là nội tệ của cả hai bên, như trường hợp các doanh nghiệp thuộc các nước trong cộng đồng châu Âu sử dụng đồng euro làm đồng tiền chung.

Về ngôn ngữ của hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được ký kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh. Điều này đòi hỏi các bên phải giỏi ngoại ngữ.

Về cơ quan giải quyết tranh chấp: tranh chấp phát sinh từ việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là toà án hoặc trọng tài nước ngoài. Và một lần nữa, vấn đề ngoại ngữ lại được đặt ra nếu muốn chủ động tranh tụng tại tòa án hoặc trọng tài nước ngoài.

Về luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng): luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế mang tính chất đa dạng và phức tạp. Điều này có nghĩa là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể phải chịu sự điều chỉnh không phải chỉ của luật pháp nước đó mà cả của luật nước ngoài (luật nước người bán, luật nước người mua hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba nào), thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ (tiền lệ pháp) để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

3. Các nội dung chủ yếu của hợp đồng:

– Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh; Địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án.

READ:  Bối cảnh đàm phán có ảnh hưởng như thế nào đến thành công của cuộc đàm phán?

– Các nội dung kinh doanh như: lĩnh vực xuất nhập khẩu, đầu tư, chuyển giao công nghê, lĩnh vực khác. Các lĩnh vực KD này đc cụ thể hóa thành các điều khoản chi tiết: điều khoản giá cả, số lượng, chất lượng, nhãn hiệu,… Trong các hợp đồng này cũng đề cập tới các yếu tố khác như: tỷ lệ góp vốn, tỷ lệ phân chia lợi nhuận, …

– Phương thức thực hiện hợp đồng: phương thức vận chuyển, xây dựng, bảo quản, lắp đặt, bảo dưỡng…

– Các điều kiện bất khả kháng: bão lụt, hạn hán, chiến tranh, khủng hoảng CT, KT, XH… các yếu tố này tác động đến việc thực hiện nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ngoài ý muốn. Các ytố BBK là căn cứ quan trọng để các bên miễn giảm trách nhiệm như đã cam kết.

– Khiếu nại hợp đồng và trọng tài xử lý tranh chấp: bảo đảm cho tính pháp lý và tính quy phạm của hợp đồng cao hơn. Ko phải hợp đồng nào cũng đc thực hiện nghiêm túc bởi các bên, do đó những tranh chấp, khiếu nại nếu xảy ra phải đc xử lý thích hợp và rõ ràng, nghiêm minh.

– Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng: quy định thời điểm bắt đầu và kết thúc của HĐ về mặt pháp lý, nghĩa là khi nào thì phát sinh quyền lợi và nghĩa vụ của các bên cũng như khi nào thì chấm dứt. Ngoài thời hạn quy định trong HĐ, các bên ko có trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau.

– Các vấn đề bổ sung: là các vấn đề dự kiến phát sinh của HĐ trong qua trình thực hiện như việc tăng, giảm quyền và nghĩa vụ của các bên, thời gian có hiệu lực của HĐ hay các vấn đề liên quan đến các quy định của Nhà nước đối với các quan hệ trong HĐ.

4. Những vấn đề cần lưu ý

– Đối với tổ chức, DN: Tên, trụ sở, giấy phép thành lập và người đại diện. Các nội dung trên phải ghi chính xác theo quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư của DN. Các bên cần xuất trình, kiểm tra văn bản, thông tin này trước khi đàm phán, ký kết để bảo đảm hợp đồng ký kết đúng thẩm quyền.

– Đối với cá nhân: Tên, số chứng minh nhân dân và địa chỉ thường trú. Nội dung này ghi chính xác theo chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc hộ khẩu và cũng cần kiểm tra trước khi ký kết.

– Tên gọi hợp đồng

Tên gọi hợp đồng thường được sử dụng theo tên loại hợp đồng kết hợp với tên hàng hoá, dịch vụ. Bộ Luật dân sự năm 2005 đã dành riêng Chương 18 để quy định về 12 loại hợp đồng thông dụng. Luật Thương mại năm 2005 cũng quy định về một số loại hợp đồng. Các DN, tổ chức, cá nhân cần kết hợp hai văn bản luật này để đặt tên hợp đồng cho phù hợp

– Căn cứ ký kết hợp đồng

Phần này các bên thường đưa ra các căn cứ làm cơ sở cho việc thương lượng, ký kết và thực hiện hợp đồng; có thể là văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản uỷ quyền, nhu cầu và khả năng của các bên.

Trong một số trường hợp, khi các bên lựa chọn một văn bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ ký kết hợp đồng thì được xem như đó là sự lựa chọn luật điều chỉnh. Khi đưa các văn bản pháp luật vào phần căn cứ của hợp đồng cần biết văn bản đó điều chỉnh quan hệ trong hợp đồng và còn hiệu lực.

READ:  Hãy trình bày văn hóa đàm phán của người Nhật

– Hiệu lực hợp đồng

Nguyên tắc hợp đồng bằng văn bản mặc nhiên có hiệu lực kể từ thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng, nếu các bên không có thoả thuận hiệu lực vào thời điểm khác, ngoại trừ một số loại hợp đồng chỉ có hiệu lực khi được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật như hợp đồng mua, bán nhà, hợp đồng chuyển nhượng dự án bất động sản, hợp đồng chuyển giao công nghệ… Các bên cần lưu ý hợp đồng phải có hiệu lực mới phát sinh trách nhiệm pháp lý, ràng buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.

Người ký tên vào hợp đồng phải là người có thẩm quyền hoặc được người có thẩm quyền uỷ quyền. Cùng với chữ ký của người đại diện còn phải đóng dấu (pháp nhân) của tổ chức, doanh nghiệp đó.

Ngoài ra, còn một số vấn đề mà doanh nghiệp cần lưu ý trong kí kết hợp đồng:

1. Kiểm tra tư cách người giao kết hợp đồng: Người có thẩm quyền ký kết hợp đồng của doanh nghiệp (DN) thường là người đại diện theo pháp luật của DN. Tuy nhiên, trên thực tế thường do nhân viên cấp dưới ký hợp đồng nhưng lại không hề có giấy ủy quyền. Nếu giữa hai bên giao kết hợp đồng thuận lợi thì không nói làm gì. Nhưng chẳng may có tranh chấp xảy ra thì chính việc giao cho người không đúng thẩm quyền ký kết lại khiến cho hợp đồng có thể bị vô hiệu.

2. Kiểm tra khả năng thực hiện hợp đồng của DN: Có nhiều DN đang trên bờ vực phá sản nhưng bề ngoài vẫn thể hiện DN của mình làm ăn rất phát đạt, có thể ký kết và thực hiện được những hợp đồng rất lớn. Do vậy, trong quá trình thương lượng, đàm phán các DN này tỏ ra rất rộng rãi và dễ dàng chấp nhận những yêu cầu của đối tác. Chẳng hạn, khi thương lượng về vấn đề giá cả, họ sẵn sàng đưa ra giá cao hơn những đối tác khác miễn là có được hàng. Và, đương nhiên sau khi nhận hàng xong họ lại không có khả năng chi trả. DN bán hàng phải gọi điện, gửi email, thư nhắc nợ hay gặp trực tiếp rất nhiều lần để đòi nợ, thậm chí kiện họ ra tòa nhưng dường như khả năng thu hồi nợ là rất thấp.

3. Cẩn thận với những hợp đồng chỉ mang tính hình thức: Có nhiều khi cả 2 bên giao kết hợp đồng đều thỏa thuận với nhau rằng lập ra một hợp đồng nào đó để che giấu một hợp đồng khác. Tuy nhiên những hợp đồng mang tính chất giả tạo, lại không an toàn cho cả hai bên.

4. Lưu ý về những trường hợp hợp đồng sau khi giao kết có thể bị vô hiệu theo luật định: Theo quy định của Bộ Luật Dân sự thì hợp đồng có thể bị vô hiệu trong những trường hợp như : vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội; hợp đồng giả tạo; hợp đồng do người chưa đủ tuổi thực hiện; ….