Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự – PLĐC

Quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh, trong đó các bên tham gia độc lập với nhau về tổ chức và tài sản, bình đẳng về địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của các bên được Nhà nước đảm bảo thực hiện thông qua các biện pháp cưỡng chế.

Quan hệ pháp luật dân sự là một dạng quan hệ pháp luật vì nó mang đầy đủ những đặc điểm chung của quan hệ pháp luật. Ngoài những đặc điểm chung đó quan hệ pháp luật dân sự còn có những đặc điểm riêng xuất phát từ đặc trưng riên của ngành luật độc lập, cụ thể:

– Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự độc lập với nhau về tổ chức và tài sản, có quyền tự định đoạt các quan hệ pháp luật nhưng không trái pháp luật.

READ:  Hình thức pháp luật là gì? Trình bày những nét cơ bản về hình thức pháp luật. Hình thức pháp luật Việt Nam ta hiện nay?

– Địa vị pháp lý của các bên tham gia quan hệ pháp luật dựa trên sự bình đẳng tức là khi tham gia vào pháp luật dân sự các chủ thể không được ép buộc lẫn nhau, mà phải dựa trên cơ sở tự nguyện của các bên.

– Quan hệ pháp luật dân sự chủ yếu là các quan hệ tài sản và yếu tố tài sản là cơ sở phát sinh quan hệ pháp luật dân sự. Các chủ thể có dùng tài sản của mình để đảm bảo cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự.

– Các biện pháp cưỡng chế trong quan hệ pháp luật dân sự chủ yếu mang tính chất tài sản như bắt bồi thường thiệt hại, bội ước, bắt trả lại tài sản bị xâm hại…và các biện pháp cưỡng chế đó khônh chỉ có pháp luật quy định mà có thể do các bên quy định để đảm bảo các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

READ:  Khái niệm và thẩm quyền của toà án giải quyết các vụ án hành chính- PLĐC

Như vậy, quan hệ pháp luật dân sự là các quan hệ tài sản và một số các quan hệ nhân thân được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh, trong đó các bên tham gia độc lập về tài sản, tổ chức, bình đẳng về địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của các bên được Nhà nước đảm bảo thực hiện thông qua các biện pháp cưỡng chế mang tính chất tài sản.