Truyện sự tích chim tu hú có thể bắt nguồn từ một phật thoại hay ngụ ngôn nhà chùa.
Nhưng nó đã được nhân dân thêm thắt và truyền tụng khá phổ biến. Thi sĩ Trần Kế Xương đã diễn tả đoạn đầu theo điệu lục bát thành truyện thơ nhan đề là Năng Nhẫn Bất Năng Nhẫn hành. Trong ca dao Việt-nam có một bài kể nỗi oan của con chim chích mái, cũng rút từ truyện cổ tích trên:
Ông Tô Tử lên chơi trên đỉnh núi,
Thấy hai vợ chồng con chim chích,
Chín tháng mười ngày đủ cánh mọc lông,
Vợ để con cho chồng, bay đi kiếm chác;
Lạ thung thổ, mồi thời không được,
Bước chân ra về thấy nhện chăng tơ.
Mảng vui chơi bắt nhện nào ngờ,
Khi âm tối, hoa sen cụp lại.
Chồng thì mong, con thì bỏ đói,
Hết dỗ đứng dỗ ngồi, ra ngõ liền trông.
– Kìa kìa gái năm con chửa hết lòng chồng,
Còn say đắm về bên hoa nguyệt.
– Tôi thề có trời xanh nước biếc,
Núi non thề với nước non,
Nào ai phụ rẫy chồng con, đã trời?
Xem thêm các truyện Sự tích con nhái (số 10), Sự tích cá he (số 13) và Sự tích ông bình vôi (số 22) đều ít nhiều có tính chất phật thoại và tương tự phần nào với truyện này về mặt chủ đề.
Theo lời kể của người Hà-tĩnh và theo Pháp-Á tạp chí.
Xem sách Vị thành giai cú tập.
Nguyễn Văn Ngọc. Tục ngữ phong dao, tập II.