Với mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao…
Để kỷ niệm đánh dấu các cột mốc đáng nhớ trên con đường xây dựng nông thôn mới, khắp đó đây bà con đang tổ chức các hội nghị, văn nghệ chào mừng hay kỷ niệm. Để có được sự thành công trong các chương trình này không thể thiếu được các “Lời dẫn chương trình xây dựng nông thôn mới” cô đọng, độc đáo và mang nhiều ý nghĩa để anh chị em đó đây tham khảo.
[toc]Lời dẫn chương trình phụ nữ Hoàng Cát chung tay xây dựng nông thôn mới
1. Ổn định tổ chức
2. Văn nghệ chào mừng
Xin kính chào quý vị đại biểu và toàn thể Hội thi!
Kính thưa các quý vị đại biểu!Các quý vị khách quý!
Thưa toàn thể Hội thi!
Hôm nay Hội LHPN xã Hoằng Cát tổ chức Hội thi “Phụ nữ Hoằng Cát chung tay xây dựng nông thôn mới”. Rất vinh dự cho tôi được là người dẫn chương trình Hội thi. Lời đầu tiên cho phép tôi xin gửi tới các quý vị đại biểu, khách quý cùng toàn thể các đội thi lời chúc sức khoẻ và lời chào trân trọng nhất.
Để chúc mừng cho Hội thi được thành công tốt đẹp, các cháu rường Mầm non xã nhà có các tiết mục văn nghệ chào mừng Hội thi.
Mở đầu chương trình văn nghệ chào mừng tiết mục múa Alibaba.
Xin mời quý vị cùng thưởng thức.
Tiếp theo chương trình các cháu trường mầm non biểu diễn tiết mục múa Bé khoẻ, bé ngoan . Xin mời quý vị cùng thưởng thức.
Xin kính mời bà Nguyễn Thị Hưng – CTHLHPN xã lên trao quà cho các cháu.
Tiếp theo chương xin mời quý vị cùng thưởng thức bài hát:
Mái đình làng biển do ông Lê Hoàng Sâm –BTĐU xã trình bày.
Tiếp theo chương trình văn nghệ chào mừng hôm nay xin mời quý vị cùng thưởng thức bài hát : Đẹp lắm quê tôi do cán bộ công chức UBND xã biểu diễn.
Kính thưa các quý vị đại biểu, thưa Hội thi. Trong công cuộc đổi mới Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Hoằng Cát không ngừng phát huy truyền thống cách mạng và đã đạt được thành tựu khá toàn diện, nông nghiệp phát triển với tốc độ khá, theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực. Kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, các hình thức sản xuất tiếp tục được đổi mới, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được tăng cường, bộ mặt nông thôn được thay đổi. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, xoá đói và từng bước giảm nghèo. Hệ thống chính trị được cũng cố tăng cường, dân chủ cơ sở được phát huy, an ninh chính trị, an toàn xã hội được giữ vững.
Nội dung đó được thể hiện qua Bài hát: Nông thôn ngày mới – do cán bộ, công chức UBND xã biểu diễn. Xin mời quý vị cùng thưởng thức.
Bài hát nông thôn ngày mới đã kết thúc chương trình văn nghệ chào mừng Hội thi ngày hôm nay. Xin cám ơn .
3. Tuyên bố lý do:
Kính thưa quý vị đại biểu, thưa toàn thể Hội thi.
Thực hiện chỉ thị số 01CT-HU ngày 09/01/2012 của BTV Huyện uỷ Hoằng Hoá về việc tập trung lãnh đạo xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
Căn cứ Kế hoạch số 10/KH-BTV ngày 05/3/2012 của BTV hội LHPN Huyện Hoằng Hoá về việc tổ chức Hội thi: “Phụ nữ Hoằng Hoá chung tay xây dựng nông thôn mới”
Hôm nay được sự đồng ý của Thường vụ Đảng uỷ xã, sự tạo điều kiện giúp đỡ của UBND xã cùng các ban nghành đoàn thể xã. Hội LHPN xã Hoằng Cát tiến hành tổ chức Hội thi:“Phụ nữ Hoằng Cát chung tay xây dựng nông thôn mới”.
4. Giới thiệu đại biểu
Về dự và chỉ đạo Hội thi hôm nay, chúng ta rất vui mừng được đón tiếp các quý vị đại biểu. Tôi xin trân trọng giới thiệu:
Ông : Lê Hoàng Sâm –BTĐU-CTHĐND xã
Ông : Lê Văn Tuyên – PBTĐU-CTUBND xã
Ông : Mai Xuân Tuyên – PBTTTĐU xã
Bà:………………………..-…………………….Hội LHPN huyện.
Bà:………………………….-…………………..Hội LHPN huyện.
Bà:………………………….-…………………..Hội LHPN huyện.
Về dự Hội thi với chúng ta ngày hôm nay còn có các đại biểu là lãnh đạo Đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể xã, đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.
Đặc biệt trong hội thi ngày hôm nay, còn có sự hiện diện của 6 đội thi đại diện cho 6 chi hội phụ nữ trong xã và các bà, các mẹ, các chị là cổ động viên của các đội, là những người làm nên sự thành công của Hội thi này. Đề nghị chúng ta nhiệt liệt biểu dương.
5. Chương trình Hội thi của chúng ta hôm nay gồm có các nội dung:
- Văn nghệ chào mừng
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
- Diễn văn khai mạc
- Ban tổ chức thông qua các quyết định thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo, thư ký Hội thi và thông qua thể lệ Hội thi.
- Tiến hành Hội thi
- Công bố kết quả và trao giải
- Bế mạc
6. Khai mạc Hội thi
Tiếp theo chương trình, chúng tôi xin trân trọng kính mời bà :
Nguyễn Thị Hưng- Chủ tịch Hội LHPN xã lên đọc diễn văn khai mạc Hội thi.
Xin trân trọng kính mời bà.
7. Thông qua các quyết định và thể lệ Hội thi
Tiếp theo chương trình xin trân trọng kính mời bà : Nguyễn Thị Tuyết – Phó chủ tịch Hội LHPN xã lên thông qua các quyết định và thể lệ Hội thi.
Xin trân trọng kính mời bà.
8. Tiến hành Hội thi
Và sau đây chúng ta cùng dành một tràng pháo tay thật ròn rã để chúc mừng các thành viên 6 đội về tham dự Hội thi ngày hôm nay. Xin kính mời đại diện các đội lên sân khấu chào khán giả và nhận hoa chúc mừng.
Và sau đây xin trân trọng kính mời Ông : Lê Hoàng Sâm –BTĐU-CTHĐND xã ;Ông : Lê Văn Tuyên – PBTĐU-CTUBND xã. lên tặng hoa cho đại diện 6 đội tham dự Hội thi ngày hôm nay.
(Tặng Hoa xong)
Xin kính mời BGK, Ban thư ký Hội thi vào vị trí để bắt đầu tiến hành làm việc.
Xin mời 6 đội xuống sân khấu để chuẩn bị phần thi đầu tiên với tên gọi : Chào hỏi
Theo kết quả bốc thăm, phần thi của các đội lần lượt như sau:
1. Ba Đình;
2. Nam Bình;
3. Đức Thành;
4. Nhị Hà;
5. Cát Nội;
6. Nam Thọ;
Các đội lưu ý: Thời gian dành cho phần thi chào hỏi của mỗi đội tối đa là 3 phút và quá 1 phút trừ điểm.
1. Đầu tiên là phần thi Chào hỏi của đội Ba Đình chúng ta cùng dành một tràng pháo tay để cổ vũ cho đội Ba Đình……..
Chúng ta vừa theo dõi phần thể hiện màn Chào hỏi của đội Ba Đình, . Đề nghị Hội thi chúng ta dành 1 tràng pháo tay để chúc mừng cho phần thi đầu tiên của đội Ba Đình.
2. Tiếp theo là phần thi của đội Nam Bình cổ động viên của đội Nam Bình các bà, các mẹ, các chị ngồi ở đâu ạ hãy cổ vũ cho đội mình đi nào………….
Phần thi Chào hỏi của đội Nam Bình đã kết thúc. Xin cám ơn đội Nam Bình.
3. Để cho phần thi Chào hỏi của đội Đức Thành được thành công xin mời tinh thần cổ vũ của các cổ động viên đội Đức Thành. Và sau đây là phần thi Chào hỏi của đội Đức Thành.
Đội Đức Thành vừa hoàn thành xong phần thi Chào hỏi của mình . Chúng ta cùng dành một tràng pháo tay để chúc mừng cho phần thi của đội Đức Thành. 4. Tiếp theo là phần thi của đội Nhị Hà cổ động viên của đội Nhị Hà các bà, các mẹ, các chị ngồi ở đâu ạ hãy cổ vũ cho đội mình đi nào.
Phần thi Chào hỏi của đội Nhị Hà đã kết thúc. Xin cám ơn đội Nhà Hà
5. Để cho phần thi Chào hỏi của đội Cát Nội được thành công xin mời tinh thần cổ vũ của các cổ động viên đội Cát Nội.Và sau đây là phần thi Chào hỏi của đội Cát Nội.
Đội Cát Nội đã vừa hoàn thành xong phần thi Chào hỏi của mình. Chúng ta cùng dành một tràng pháo tay để chúc mừng cho phần thi của đội Cát Nội.
6. Tiếp theo chương trình là phần thi Chào hỏi của đội Nam Thọ …………..
Chúng ta vừa theo dõi phần thể hiện màn Chào hỏi của đội Nam Thọ . Đề nghị Hội thi chúng ta dành 1 tràng pháo tay để chúc mừng cho phần thi đầu tiên của đội Nam Thọ.
Phần thi Chào hỏi của Hội thi đã xong, các đội đã rất cố gắng trong phần thi này để giới thiệu về đội mình.
Để cho các đội có thời gian chuẩn bị nội dung cho phần thi thứ 2, xin mời quý vị cùng thưởng thức bài hát: Trên công trường rộn tiếng ca do anh Ngọc Tứ và chị Thuỳ Hưng cán bộ xã trình bày
Và sau đây là phần thi thứ 2 với tên gọi: Trả lời câu hỏi Hiểu biết về Xây dựng nông thôn mới.
Ở phần thi này mỗi đội sẽ cử 1 đại diện bốc thăm câu hỏi đã được BTC gim ở cành hoa. Mỗi đội sẽ bốc thăm 1 câu hỏi trên tổng số câu hỏi đã được BTC thông qua, bốc được câu hỏi nào đội đó sẽ trả lời câu hỏi ấy, thời gian suy nghĩ cho mỗi đội là 1 phút, thời gian trả lời cho câu hỏi tối đa là 3 phút. Nếu quá 1 phút trừ 1 điểm.
Và sau đây xin mời các đội vào vị trí của mình để chuẩn bị phần thi “Trả lời câu hỏi Hiểu biết về Xây dựng nông thôn mới”.
Cả 6 đội đã sẵn sàng chưa ? Cổ động viên của 6 đội các bà, các mẹ, các chị hãy cổ vũ cho đội mình thi tốt nào.
1/ Và sau đây xin mời các thành viên đội Ba Đình bước lên sân khấu,…………
Xin mời đại diện đội Ba Đình lên bốc thăm câu hỏi…………….
Câu hỏi của đội Ba Đình là câu hỏi số: 03.
Câu hỏi như sau: Chị hãy cho biết Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 gồm những nội dung gì?
1 phút suy nghĩ cho đội Ba Đình bắt đầu. ……………………………………
Và sau đây xin mời câu trả lời của đội Ba Đình………………………………………………
Vâng đội Ba Đình vừa trả lời xong câu hỏi của mình. Xin cám ơn đội Ba Đình.
2/ Tiếp theo chương trình là phần thi của đội Nam Bình. Xin mời đội Nam Bình lê sân khấu……..
Xin mời đội Nam Bình bốc thăm câu hỏi của đội mình………………………………..
Câu hỏi của đội Nam Bình là câu hỏi số: 02
Câu hỏi như sau: Chị hãy cho biết Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới có bao nhiêu tiêu chí ? gồm những tiêu chí nào?
1phút suy nghĩ cho đội Nam Bình bắt đầu:…………………………………………..
Và sau đây xin mời câu trả lời của đội Nam Bình…………………………………..
Vâng đội Nam Bình vừa thể hiện sự hiểu biết của mình về xây dựng nông thôn mới . Xin chúc mừng đội Nam Bình.
3/ Cổ động viên của đội Đức Thành đâu, hãy cổ vũ cho đội mình đi nào.
Xin mời các thí sinh đội Đức Thành bước lên sân khấu.
Xin mời đội Đức Thành bốc thăm câu hỏi của đội mình………………..
Câu hỏi của đội Đức Thành là câu hỏi số: 13
Câu hỏi như sau: Chị hãy cho biết mục tiêu xây dựng nông thôn mới của tỉnh ta giai đoạn 2010-2015 là gì?
1phút suy nghĩ cho đội Đức Thành bắt đầu:……………………………………………..
Và sau đây xin mời câu trả lời của đội Đức Thành…………………………………….
Vâng đội Đức Thành vừa trả lời xong câu hỏi của mình. Xin chúc mừng đội Đức Thành.
4/ Tiếp theo xin kính mời các thí sinh đội Nhị Hà bước lên sân khấu.
Xin mời đại diện đội Nhị Hà lên bốc thăm câu hỏi …………………………………..
Câu hỏi của đội Nhị Hà là câu hỏi số : 05
Câu hỏi như sau: Chị hãy nêu nội dung tiêu chí 3, tiêu chí 4, tiêu chí 5 của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới?
Liên hệ thực tế với địa phương ? vai trò của Hội phụ nữ tham gia vào các tiêu chí này ?
1phút suy nghĩ cho đội Nhị Hà bắt đầu:……………………………………..
Và sau đây xin mời câu trả lời của đội Nhị Hà…………………………….
Vâng đội Nhị Hà vừa trả lời xong câu hỏi của mình. Xin chúc mừng đội Nhị Hà.
5/ Tiếp theo chương trình là phần thi của đội Cát Nội. Và sau đây xin mời đội Cát Nội lên sân khấu……..
Xin mời đại diện của đội Cát Nội lên bốc thăm cho phần thi của đội mình…………
Câu hỏi của đội Cát Nội là câu hỏi số: 16
Câu hỏi như sau: Chị hãy cho biết trách nhiệm của HLHPN các cấp tham gia xây dựng nông thôn mới ? Liên hệ thực tiễn ở địa phương ?
1phút suy nghĩ cho đội Cát Nội bắt đầu:………………………………………………………
Và sau đây xin mời câu trả lời của đội Cát Nội………………………………………………
Vâng đội Cát Nội vừa trả lời xong câu hỏi của mình. Xin chúc mừng đội Cát Nội.
6/ Kết thúc phần thi “Trả lời câu hỏi Hiểu biết về Xây dựng nông thôn mới” ngày hôm nay là phần thi của đội Nam Thọ.
Xin mời đội Nam Thọ bước lên sân khấu……..
Xin mời đại diện của đội Nam Thọ lên bốc thăm câu hỏi……………………….
Câu hỏi mà đội Nam Thọ bắt thăm được là câu hỏi số: 12
Câu hỏi như sau: Chị hãy cho biết vai trò của người nông dân trong việc xây dựng nông thôn mới ? Bản thân chị đã thực hiện được những gì trong việc xây dựng nông thôn mới?
1phút suy nghĩ cho đội Nam Thọ bắt đầu:…………………………………………………..
Và sau đây xin mời câu trả lời của đội Nam Thọ…………………………………………
Vâng đội Nam Thọ vừa thể hiện sự hiểu biết của mình về xây dựng nông thôn mới. Xin chúc mừng đội Nam Thọ.
Phần thi thứ 2 đã diễn ra hết sức sôi nổi và cả 6 đội đều thể hiện sự hiểu biết của mình về Xây dựng nông thôn mới. Qua mỗi phần thi chúng ta thêm phần nào hiểu biết về ý nghĩa của việc Xây dựng nông thôn mới để góp phần cùng cán bộ và nhân dân xã nhà chung tay xây dựng nông thôn mới.
Để thay đổi không khí căng thẳng của Hội thi xin mời các quý vị đại biểu và toàn thể hội thi chúng ta cùng thưởng thức bài hát :
Hoằng Hoá quê mẹ thương yêu- Do anh Ngọc Tứ trình bày
Tiếp theo xin mời anh Lê Văn Tuyên – CTUBND xã lên chúc mừng Hội thi với chúng ta một bài hát.
Xin cám ơn các tiết mục văn nghệ của 2 anh
Cả 6 đội thi vừa trải qua 2 phần thi, như vậy Hội thi của chúng ta đã đi được 2 /3 chặng đường và phần thi cuối cùng là phần thi quyết định chiến thắng của cả 6 đội đó là phần thi : Năng khiếu .
Ở phần thi này 6 đội sẽ thể hiện mỗi đội 1 tiết mục thi năng khiếu với nội dung dựa theo 19 tiêu chí Xây dựng nông thôn mới theo Quyết định 491-QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ .
Thời gian cho mỗi đội thể hiện phần thi của mình là 14 phút. Nếu quá 1 phút trừ 1 điểm.
Theo kết quả bốc thăm đội Ba Đình thi đầu tiên, sau đó là đội Nam Bình, tiếp theo là đội Đức Thành, đội Nhị Hà, đội Cát Nội và cuối cùng là đội Nam Thọ.
1/ Trong phần thi này đội tham gia thi đầu tiên là đội Ba Đình. Xin mời các thí sinh của đội Ba Đình bước lên sân khấu để thể hiện phần thi năng khiếu của đội mình với tiểu phẩm: Nông thôn mới, mô hình sản xuất mới
Chúng ta hãy dành 1 tràng pháo tay thật lớn để chào mừng sự biểu diễn của đội Ba Đình…………..
Đội Ba Đình vừa thể hiện phần thi Tiểu phẩm của đội mình. Xin cám ơn đội Ba Đình.
2/ Tiếp theo là phần thi của đội Nam Bình. Với tiểu phẩm Đi cày
Các cổ động viên thân yêu của đội Nam Bình đâu, hãy cổ vũ cho đội mình đi…….
Đội Nam Bình vừa thi xong phần thi của mình. Các thí sinh đội Nam Bình đã thể hiện rất tốt phần thi của mình. Xin chúc mừng đội Nam Bình.
3/ Đội tiếp theo tham gia thi nội dung này là đội Đức Thành với tiểu phẩm: Tôi đã hiểu rồi Xin mời các thí sinh của đội Đức Thành ……….
Các thí sinh của đội Đức Thành vừa trải qua phần thi Tiểu phẩm. Đề nghị chúng ta cùng chúc mừng cho sự thành công của các thí sinh đến từ chi hội Đức Thành.
4/ Tiếp theo là phần thi của đội Nhị Hà. Với tiết mục Sắc quê
Các cổ động viên thân yêu của đội Nhị Hà, hãy cổ vũ cho đội mình đi………….
Đội Nhị Hà vừa thi xong phần thi của mình rất thành công. Xin chúc mừng đội Nhị Hà.
5/ Đội tiếp theo tham gia thi nội dung này là đội Cát Nội với tiết mục : Hương lúa tình quê. Xin mời các thí sinh của đội Cát Nội ………..
Các thí sinh của đội Cát Nội vừa trải qua phần thi Tiểu phẩm. Đề nghị chúng ta cùng chúc mừng cho sự thành công của các thí sinh đến từ chi hội
Cát Nội.
6/ Đội cuối cùng tham gia thi nội dung này là đội Nam Thọ. Đề nghị Hội thi chúng ta cùng cổ vũ cho đội cuối cùng tham gia phần thi này. Xin mời các thí sinh của đội Nam Thọ với tiểu phẩm: Gậy ông đập lưng ông…………………
Các thí sinh của đội Nam Thọ vừa thể hiện phần thi Tiểu phẩm của đội mình hết sức thành công. Đề nghị chúng ta cùng chúc mừng cho sự thành công của các thí sinh đến từ chi hội Nam Thọ.
Như vậy các phần thi của Hội thi đã được thực hiện xong và trong khi chờ đợi kết quả của Ban tổ chức, chúng ta cùng đến với các tiết mục văn nghệ của Cán bộ, công chức xã gửi đên Hội thi.
Mở đầu là ca khúc…………………do ông Lê Hoàng Sâm –BTĐU CTHĐND trình bày. Xin mời quý vị cùng thưởng thức.
Chương trình văn nghệ được tiếp nối với ca khúc……………biểu diễn. Đề nghị chúng ta cho một tràng pháo tay.
Tiếp theo chương trình là ca khúc;……………..do ông Đặng Ngọc Tứ – Trưởng CA xã trình bày.
9. Công bố kết quả và trao giải
Kính thưa các quý vị đại biểu! thưa Hội thi!
Trong Hội thi hôm nay chúng ta thấy đội nào trang phục cũng đẹp, đặc biệt thí sinh nào cũng đã thể hiện rất xuất sắc phần thi của mình. Đây thực sự là một dịp giao lưu, học hỏi đầy bổ ích. Mong rằng qua hội thi này mỗi thí sinh, mỗi hội viên đều được nâng cao hiểu biết và nhận thức của mình về nhiệm vụ “ Phụ nữ Hoằng Cát chung tay xây dựng nông thôn mới”. giai đoạn 2010-2020. Như vậy các đội thi có mặt ngày hôm nay đều là những người chiến thắng.
Qua các nội dung thi, với sự đánh giá công minh, chính xác, trung thực, khách quan, Ban giám khảo đã phải làm việc rất vất vả và hiện nay trên tay tôi là kết quả Hội thi. Các thí sinh các đội có thấy sốt ruột không? Đội nào sẽ giành giải nhất, nhì, ba đây.
Vâng sau đây tôi xin được công bố điểm của các đội thi như sau:
Đội Nam Bình…….
Đội Nhị Hà………..
Đội Cát Nội……….
Đội Ba Đình………
Đội Nam Thọ…….
Đội Đức Thành……
Như vậy với kết quả như trên các đội đạt giải như sau:
- Giải nhất : Đội…………………………………………………………
- Giả nhì : Đội…………………………………………………………
- Giải ba : Đội…………………………………………………………
- Đồng giải khuyễn khích : các đội……………………………………………………
Chúng ta cùng chúc mừng cho cả 6 đội. Và sau đây xin trân trọng kính mời 6 đội lên sân khấu nhận giải thưởng.
Xin trân trọng kính mời ông Lê Hoàng Sâm – Bí thư đảng uỷ –CTHĐND xã lên trao giải nhất cho đội………………………….
Xin trân trọng kính mời ông Lê Văn Tuyên –CTUBND xã lên trao giải nhì cho đội……………….
Xin trân trọng kính mời ông Mai Xuân Tuyên –PBTTT Đảng uỷ lên trao giải đồng giải ba cho các đội………………………..
Xin trân trọng kính mời bà Nguyễn Thị Hưng – CT HLHPN xã lên trao giải khuyến khích cho các đội.
Xin chân thành cám ơn!
10. Bế mạc
Sau đây xin trân trọng kính mời bà Nguyễn Thị Hưng- CTHLHPN xã -lên bế mạc Hội thi.
Bài hát : nông thôn ngày mới
Kịch bản tiểu phẩm “Chung sức chung lòng”
Lời dẫn
Khải (Nhanh): Thưa bà con. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một cuộc vận động sâu rộng, đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc, thu hút sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, nhằm xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thưc hiên muc tiêu tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân hướng đến muc tiêu tập hợp sức mạnh của toàn thể nhân dân cùng chung tay xây dựng đưa xã nhà về đích nông thôn mới năm 2015. Đến với hội thi hôm nay đơn vị Hòa Bình C xin gửi đến Ban giám khảo cùng toàn thể bà con tiểu phẩm “Chung sức, chung lòng”. Sau đây tiểu phẩm của đội chúng tôi xin phép được bắt đầu.
(Nhạc, vào – Phúc)
Điểm 🙁Từ cánh gà sân khấu đi ra, có vẻ băn khoăn, nghĩ ngợi, tay cầm tờ báo đi đi lại lại): Một bộ mặt nông thôn phát triển toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.Chính là mong ước, là khát khao từ lâu nay của bà con nông dân mình đây.
Quyên: Phải rồi, chứ còn gì nữa.
Điểm : Ủa, chị Sáu ! Mèn ơi, chớ ngọn gió nào đưa Sáu tới đây kịp thời, kịp lúc để Năm vừa “tung” ra, Sáu đã “hứng” ngon lành dữ vậy ?
Quyên: Thì còn ngọn gió nào nữa. Ngọn gió lành của chủ trương xây dựng nông thôn mới mà Nhà nước mình phát động đó, anh Năm.
(nói tiếp): Ta nói, vừa rồi, tivi, đài báo cứ liên tục đưa tin cái chuyện xây dựng nông thôn mới ở khắp nơi trên cả nước. Toàn là những chuyện gần gũi với làng, với xã, với hộ gia đình, với từng nông dân. Tôi nghe mà cứ tưởng y như là chuyện của thôn, xóm, làng xã mình vậy, bởi vì sao…anh Năm có biết hôn ?
Điểm (quay mặt đối diện nhân vật nữ): Sao là sao, chị Sáu ?
Quyên: Là bởi vì, toàn là những chuyện hết sức cụ thể, thiết thực. Thí dụ như: Chuyện sản xuất, phải mần sao cho có kết quả tốt nhất; từ khâu chọn giống rồi áp dụng khoa học-kỹ thuật, nè; rồi điện, đường, trường, trạm phải đáp ứng một cách đầy đủ, đồng bộ; bà con mình-già trẻ, gái trai-ta nói, ai ai cũng được góp phần tham gia xây dựng nông thôn mới với vị trí là người trong cuộc…
Điểm (nói xen vào): Rồi xóa bỏ cái cảnh nhà tạm, nhà dột nát; công tác y tế chăm sóc sức khỏe cũng như vấn đề vệ sinh môi trường, trật tự xã hội…v.v…và v.v…bà con mình đều phải bắt tay vào, tham gia “tất – tần -tật”.
Quyên (tỏ vẻ ngạc nhiên): Ủa, ủa… mà sao, anh Năm ngó bộ cũng rành rẻ cái chuyện nông thôn mới dữ vậy ?
Điểm: Có gì đâu chị ơi! Con gái tôi nó được đi tập huấn ở trên huyện về, để rồi triển khai thực hiện trong xã ta. Nó là thành viên Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của xã đó chị.
Nhưng, chị Sáu nè, có những chỗ tôi cũng còn phân vân, chưa thông lắm. Ví dụ như: Nông dân mình, mần sao mà lo cho nổi mấy cái chuyện lớn như: điện đóm, rồi trường học, rồi chợ búa…; chuyện này, nhất thiết Nhà nước phải “cầm trịch” mới xong.
Quyên (tỏ vẻ đồng cảm): Mèn ơi, hổng giấu gì anh Năm, con trai tui nó cũng được đi tập huấn ở trên về. Sẵn đó, nó tranh thủ bồi dưỡng cho tui chút đỉnh về chủ trương xây dựng nông thôn mới. Chứ nói thiệt với anh Năm, tui nghe đài, xem tivi – phấn khởi thì có phấn khởi thiệt đó, nhưng mà, nhiều nội dung, nhiều vấn đề quá – hiểu hổng xuể, anh ơi. Với lại, tới tuổi này rồi, tui nghe tai bên nay nó lọt sang tai bên kia liền, hổng kịp nhớ, anh ơi !
Điểm: Tôi cũng như chị, giờ đã lớn tuổi rồi trí nhớ cũng không còn được như trước nữa những vẫn phải cố gắng để giúp đỡ, tạo điều kiện để đưa địa phương mình đi lên chứ chị! Kìa! Hình như tụi nhỏ đi tập huấn về đến kìa! Thôi với chị tạm vào trong để tụi nhỏ trò chuyện. Kẻo tụi nó mắc cỡ.
Quyên: Ừ! Thôi tôi với anh tạm lánh vào trong đi anh Năm.
(xuất hiện của một đôi ĐV thanh niên trên sân khấu. ND1 và PN 2, cùng tạm lánh mặt vào cánh gà, để quan sát đôi bạn trẻ).
Khải: Em à !
Nhanh: Gì vậy, anh !
Khải: Qua lớp tập huấn ở huyện vừa rồi, anh vừa nghĩ ra một ý tưởng rất hay, nó sẽ giúp mọi người nắm chắc quy trình 07 bước xây dựng nông thôn mới ở xã ta, một cách dễ dàng.
Nhanh: (vui mừng): Thiệt hả anh, đâu…đâu anh nói em nghe thử coi.
Khải: Thì để thực hiện tốt công tác xây dựng nông thôn mới thì cần phải thành lập 3 ban.
Nhanh: Đó là 3 ban nào hả anh?
Khải: Ban chỉ đạo, ban quản lí và ban phát triển đó em.
Nhanh: Thành lập 3 ban này rồi mình làm gì nữa?
Khải: Khi thành lập xong công việc tiếp theo là cần phải tuyên truyền, vận động sao cho tập thể đồng bào trong xã từ thanh niên cho đến người già với nhiều hình thức khác nhau để bà con hiểu và cùng nhau chung tay góp sức xây dựng nông thôn mới ở xã mình.
Nhanh: Công tác này phải thực hiện xuyên suốt quá trình xây dựng nông thôn mới (suy nghĩ một chút, rồi nói tiếp). Theo em, điều quan trọng nhất là tuyên truyền, giải thích làm sao cho bà con nông dân, gia đình mình hiểu rằng: xây dựng nông thôn mới là việc làm của mình, cho mình, vì lợi ích thiết thực của mình, của cộng đồng xóm thôn, làng xã; chứ không phải của Nhà nước hay của ai khác.
Khải: Nói gọn lại, là phải phát huy dân chủ một cách đầy đủ và đúng đắn nhất. Nghĩa là, bà con nhân dân mình được bàn bạc, trao đổi ý kiến, được đề xuất những công việc liên quan đến xây dựng nông thôn mới.
Nhanh: Bước tiếp theo có phải là khảo sát và đánh giá thực trạng đúng với thực tế ở địa phương đúng không nè?
Khải: Đúng rồi! Đây là khâu rất quan trọng nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng theo 19 tiêu chí cụ thể của tỉnh ta đã ban hành.
Nhanh: Vậy bước tiếp theo chúng ta cần phải làm gì nữa?
Khải: Thì đến đây chúng ta phải thực hiện xây dựng huy hoạch từ tổng thể đến chi tiết. Phải xây dựng Quy hoạch chung – tức là Quy hoạch tổng thể, rồi mới xây dựng Quy hoạch chi tiết, rõ ràng. Nghĩa là, bà con nông dân phải biết việc phân bổ đất đai, sản xuất theo từng giai đoạn như thế nào; bố trí sắp xếp có hợp lý hay không, có phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương hay không ?
Nhanh: Sau khi huy hoạch xong thì tiến hành lập đề án công trình xây dựng nông thôn mới đúng chưa nè?
Khải: Đúng như vậy, có thể nói Đề án xây dựng nông thôn mới là một công trình đặc biệt có ý nghĩa đối với mọi người, nhất là nông dân – người chủ của công trình. Cũng có thể ví, đây là công trình tri ân những người nông dân một lòng, một dạ đi theo Đảng suốt 02 cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, cho đến tận hôm nay vẫn thủy chung, son sắt. Vậy chứ cô cán bộ có thể cho anh biết bước tiếp theo cần phải làm không nè?
Nhanh: Thì lập xong đề án công trình thì phải tổ chức thực hiện chứ còn làm gì nữa nè? Chẳng những phải thực hiện mà phải thực hiện với ý chí kiên trì, bền vững và quyết tâm cao độ. Đây là khâu hết sức quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất. Khi trao đổi, thảo luận ở lớp tập huấn, báo cáo viên có nhấn mạnh rằng: Kế hoạch 01, nhưng biện pháp thực hiện phải bằng 10, thậm chí bằng 20 – phải có quyết tâm lớn, mới mong đem lại kết quả như chúng ta mong muốn. Không được nôn nóng mà phải kiên trì, bền bỉ, làm cái gì chắc cái đó.
Khải: Bước cuối cùng cũng là bước thứ 7. Đó là phải thực hiện báo cáo công tác thực hiện hàng tháng, hàng quý, hàng năm để cấp trên có phương hướng chỉ đạo kịp thời.
Nhanh: Vậy là sau buổi trò chuyện hôm nay em đã rút ra được một phương pháp để đưa xã Hòa Bình mình tiến lên xã nông thôn mới rồi đó nghen.
Khải: Đó là cách gì hả cô cán bộ trẻ.
Nhanh: Thì là 7 bước mà anh và em vửa trao đổi lúc nảy đó! Giờ anh và em hãy đọc lại cho ban giám khảo và bà con có mặt hôm nay nghe nha!
Khải: Được thôi! Nhưng anh muốn anh và em đọc lại theo kiểu thơ lục bát được không? Anh nghe nói ,mấy cô cán bộ xã của mình ai cũng giỏi thơ ca hết. Hôm nay có dịp anh cũng muốn được thử tài văn chương của em đó.
Nhanh: Vậy thì em xin đọc trước nha
Trước tiên phải có ba ban
Chỉ đạo, quản lí nhịp nhàng trước sau
Bước hai mới bắt tay vào
Tuyên truyền, vận động đồng bào xã ta
Thanh niên cho đến người già
Xây nông thôn mới tạo đà ấm no
Bước ba khảo sát phải lo
Đánh giá thực trạng sao cho sát sườn
Bước bốn huy hoạch mở đường
Tổng thể, chi tiết tỏ tường, phân minh
Lập xong đề án công trình
Xây nông thôn mới quê mình bước năm
Bước sáu xin nhớ đừng quên
Tổ chức thực hiện lâu bền, quyết tâm
Báo cáo hàng quý, hàng năm
Nâng niu công sức ươm mầm tương lai
Đây là công việc lâu dài
Xây nông thôn mới – xây đài vinh quang.
(Điểm và Quyên cùng ra sân khấu)
Điểm:: Mèn ơi ! Đúng là “hậu sinh khả úy”; “con hơn cha là nhà có phúc”.
Quyên: Nãy giờ, má với bác đây nghe 02 đứa giới thiệu trình tự xây dựng nông thôn mới sao mà gọn gàng, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm hết sức vậy đó.
Nhanh (hơi thẹn): Dạ…, dạ. Nói vậy, nãy giờ ba và cô 6 đây đã….
Điểm: (chen vào): Đúng vậy, nãy giờ ba và cô 6 đây đã tình cờ được dự lớp tập huấn “tốc hành, đặc biệt” về xây dựng nông thôn mới. Tốt quá, chớ có gì mà phải mắc cỡ hả, “con gái rượu” của ba.
Quyên:Nãy giờ nép ở bên trong, nghe hai con trao qua, đổi lại cách làm, từng khâu, từng bước rồi “nhấn nhá” chỗ nào là “trọng tâm, trọng điểm”, cô “sáng ra” nhiều chuyện lắm.
Điểm (đồng tình): Hổng giấu gì chị Sáu nghen, trước đây, tôi nghĩ chưa đúng, nên cho rằng: Nông thôn mới là do Nhà nước mình chịu trách nhiệm chính, kiểu như “chủ đầu tư” một công trình lớn, vậy đó.
Bây giờ, tôi hiểu: “Nông thôn mới không phải là thứ gì quá xa xôi, sách vở hay những tiêu chí cứng nhắc, gây tốn kém nhiều tiền của mới có được, hay buộc phải có ngay những thứ quá sức mình, mà cốt lõi của Nông thôn mới là chất lượng cuộc sống của từng người dân”.
Khải : Thưa má và bác Năm, Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Hòa Bình đã nhận được sự đồng thuận của đông đảo bà con nhân dân; nhất là nông dân. Xã chúng ta hiện đã đã 13/19 tiêu chí chỉ còn 6 tiêu chí nữa thôi. Mục tiêu của cuộc tập huấn vừa rồi là sẽ đầu tư xây dựng và định hướng đưa xã Hòa Bình của chúng ta về đích xã nông thôn mới vào năm 2015 này đó.
Nhanh: Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, trong thời gian sắp tới, những kết quả thu được sẽ ngày càng khởi sắc hơn, và phong trào xây dựng nông thôn mới sẽ không ngừng lan tỏa cùng với sự gắn kết vững bền giữa lòng Dân – ý Đảng.
Một khẩu hiệu được kéo ra, tất cả cùng đọc: (Điểm + Quyên)
“ TOÀN ĐẢNG, TOÀN QUÂN, TOÀN DÂN XÃ HÒA BÌNH ĐOÀN KẾT, QUYẾT TÂM XÂY DỰNG XÃ NÔNG THÔN MỚI”.
Bài phát biểu khai mạc chương trình xây dựng nông thôn mới
Kính thưa hội nghị!
Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 6/2010. Đây là một chương trình phát triển tổng hợp cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và xây dựng hệ thống chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; là chương trình cả Đảng và Nhà nước cùng chăm lo phát triển đời sống của nhân dân trên địa bàn nông thôn.
Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh số 01-NQ/TU ngày 27/10/2010 về Xây dựng nông thôn mới Quảng Ninh, mục tiêu đề ra là đến năm 2015 tỉnh Quảng Ninh cơ bản đạt các tiêu chí cấp tỉnh về NTM (cùng với mục tiêu tỉnh Quảng Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại). Ban chỉ đạo các cấp cũng được thành lập, trong đó đồng chí Bí thư cấp ủy làm Trưởng ban, thành viên là đại diện các Ngành, các tổ chức chính trị – xã hội. Điều này đã thể hiện sự quyết tâm lớn của cả hệ thống chính trị trong việc quan tâm dành nhân lực, vật lực cho Chương trình Xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ninh là 1 trong 4 tỉnh trong cả nước xác định triển khai Chương trình Xây dựng NTM trên toàn tỉnh, không lựa chọn thí điểm mà tiến hành xây dựng NTM đồng loạt tại 125 xã của 13 huyện, thị xã , thành phố (trừ thành phố Hạ Long, các phường, các xã chuẩn bị lên phường thuộc thành phố Uông Bí, Móng Cái).
Trong thời gian chưa dài (gần 10 tháng), chúng ta đã triển khai nhiều nội dung Chương trình như: Tổ chức bộ máy chỉ đạo, thực hiện chương trình từ tỉnh đến xã; tuyên truyền phổ biến nội dung Chương trình đến các cấp chính quyền và người dân; Lập đề án và kế hoạch triển khai Chương trình NTM cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; Lập Quy hoạch NTM cấp xã; phân bổ hơn 800 tỷ đồng triển khai đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh và nhu cầu hoạt động của cộng đồng dân cư khu vực nông thôn (nhà văn hóa thôn, bản; công trình thủy lợi, hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, công trình giao thông nông thôn, công trình trường học đạt chuẩn…) Bước đầu triển khai Chương trình đã tạo được khí thế quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận trong xã hội và mang lại những kết quả đáng ghi nhận. Tỉnh Quảng Ninh được các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ngành biểu dương là có cách làm mới, sáng tạo.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Chương trình cũng bộc lôn những vấn đề cần phải quan tâm để có những giải pháp tháo gỡ, đó là:
Nhận thực về bản chất của Chương trình Xây dựng NTM của một số đảng viên và nhân dân chưa đúng, chưa đủ,c hưa toàn diện do công tác tuyên truyền còn hạn chế. Hiện nay, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức hết sức phiến diện về chương trình, coi đây là chương trình đầu tư từ ngân sách Nhà nước, do đó nội lực ở mỗi địa phương chưa phát huy được, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào huyện, tỉnh đang phổ biến ở nhiều xã. Chúng ta đều biết sức dân vô cùng to lớn, trí tuệ và sự sáng tạo của dân cũng là vô hạn. Từ ngàn xưa, ông cha ta đã dậy “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Chương trình xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ hết sức khó khăn có nhiều tiêu chí không chỉ dùng nhiều tiền đầu tư mà làm được mà phải của cả hệ thống chính trị, bằng sự quyết tâm cảu mỗi người dân, mỗi gia đình, sự đồng thuận chung sức chung lòng của cả cộng đồng thì mới thực hiện được.
Trách nghiệm của một số Sở, Ngành, địa phương cũng chưa phát huy cao độ, thiếu chủ động trong công tác tham mưu và phối hợp, thậm chí đùn đẩy trách nghiệm; vì vậy các nhóm tiêu chí thuộc trách nghiệm triển khai của Sở, Ngành mình vẫn chưa hướng dẫn cho huyện, xã dẫn đến lúng túng trong tổ chức thực hiện.
Năng lực cán bộ xã, cán bộ chuyên trách tham mưu cho chương trình vẫn còn hạn chế, chưa được hướng dẫn, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng.
Cơ chế chính sách là hành lang pháp lý để thực hiên chương trình từ các Bộ, Ngành TW chậm, thiếu hoặc nếu có cũng chưa đồng bộ; nhưng cũng phải tự nhận thức rằng các Sở, Ngành còn chậm trong tham mưu đề xuất.
Để đánh giá sát tình hình đã triển khai cũng như bàn các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh hiệu quả, thiết thực theo đúng Kế hoạch; UBND tỉnh tổ chức Hội nghị nhằm mục đích trên.
Trong hội nghị hôm nay, tôi đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận 1 số vấn đề trọng tâm sau:
1. Công tác tuyên truyền, vận động nhận dân thực hiện Chương trình Xây dựng NTM:
Chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến công tác này vì bản chất của Chương trình Xây dựng NTM là nông hộ và cộng đồng dân cư sinh sống ở khu vực nông thôn là chủ thể triền khai và trực tiếp thụ hưởng chương trình. Muốn vậy công tác tuyên truyền phải đi trước 1 bước, phải làm cho mọi người dân khu vực nông thôn hiểu được lợi ích, vai trò và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện Chương trình NTM. Phương châm xây dựng NTM đạt mục tiêu, hiệu quả là: Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân quản lý và dân hưởng lợi.
Phải gắn việc thực hiện các phong trào thi đua khu vực nông thôn với việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, thực hiện chương trình là nhiệm vụ trọng yếu của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đặc biệt đối với chính quyền cấp huyện, cấp xã.
2. Nhân lực thực hiện chương trình (bao gồm cả cán bộ triển khai Chương trình, lao động nông thôn):
Nhân lực thực hiện chương trình phải sớm được đào tạo, tập huấn để đáp ứng được yêu cầu triển khai của Chương trình. Đây là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành công của Chương trình, phải tập huấn cho tất cả các cán bộ triển khai chương trình để hiểu về chương trình, có những kỹ năng cơ bản để triển khai Chương trình một cách có hiệu quả, có trình độ đạt chuẩn theo quy định.
Đào tạo, tập huấn cho lao động ở nông thôn có trình độ, kỹ năng nghề nghiệp nhằm tăng gia sản xuất có hiệu quả trên mảnh đất được giao, đồng thời từng bước chuyển đối cơ cấu kinh tế nghề nghiệp trong nông nghiệp để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa của tỉnh.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, các Sở, Ngành cần sớm có Chương trình kế hoạch để triển khai cụ thể, cấp huyện, cấp xã phải sớm quy hoạch được các vùng sản xuất, các ngành nghề chính ở khu vực nông thôn để sản xuất nhu cầu đào tạo, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả.
3. Công tác lập Đề án, quy hoạch xây dựng nông thôn mới:
Đây là những nội dung quan trọng, có tác động xuyên suốt quá trình triển khai Chương trình. Để Đề án, Quy hoạch có tính khả thi cao, nhất thiết phải có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở thôn, bản; Quy hoạch trên quan điểm tôn trọng hiện trạng, chỉnh trang, bổ sung để đạt tiêu chí NTM. Tôi đã làm việc với một số địa phương và thấy rằng nó chưa được đặt vai trò quan trọng vì thế nơi này nơi khác chất lượng Đồ án quy hoạch, Đề án cấp xã chưa đảm bảo, nếu không thực hiện tốt thì lãng phí bắt đầu ngay từ khâu xây dựng lập Quy hoạch. Vì vậy, trong Chương trình Hội nghị này, UBND tỉnh sẽ dành riêng 01 buổi để Tổ chức thẩm định mẫu và rút kinh nghiệm quá trình triển khai, đề nghị các địa biểu tích cực tham gia.
4. Cần phải đặc biệt quan tâm đến phát triển sản xuất, có hình thức tổ chức sản xuất hợp lý
Xét cho đến cùng, Chương trình phải đạt được mục tiêu nâng cao đời sống kinh tế, tinh thần cho nhân dân khu vực nông thôn, muốn vậy phải có những giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân khu vực nông thôn.
Các địa phương sớm tổng kết các mô hình sản xuất đã triển khai những năm qua để đánh giá, nhân rộng những mô hình có hiệu quả; Chủ động đề xuất các Đề án, dự án phát triển sản xuất để phát triển theo hướng hàng hóa gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm, dần đưa sản phẩm nông nghiệp của tỉnh vào các hệ thống siêu thị của tỉnh và các khu vực lân cận; đồng thời có giải pháp gắn kết giữa các doanh nghiệp sử dụng nhiều sản phẩm nông nghiệp (như ngành than, các nhà máy công nghiệp…) để ưu tiên sử dụng các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh nhà.
Tích cực thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn, phát triển các hình thức tổ chức sẵn có như HTX, tổ hợp tác để “dẫn dắt” nông dân tiếp cận, gia nhập thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt đối với các mặt hàng chúng ta có lợi thế như: Thủy sản, cây lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm…
Các Sở, Ngành nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách phát triển sản xuất; có cơ chế và xây dựng mô hình liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý và nhà doanh nghiệp).
5. Về phương pháp triển khai Chương trình:
Cần xác định chủ thể của Chương trình là người dân khu vực nông thôn, do vậy mọi công việc của Chương trình nhất thiết phải có sự tham gia của người dân; cụ thể: Lập đề án, lập quy hoạch cấp xã; lập kế hoạch triển khai hàng năm; Quyết định phần đóng góp của nhân dân; tham gia thi công công trình (nếu đủ năng lực, tùy thuộc vào công trình); tham gia giám sát thi công công trình; sử dụng và quản lý sau đầu tư các công trình… Nâng cao tính chủ động trong triển khai Chương trình cho nông dân.
Muốn thực hiện có hiệu quả vấn đề trên, cần thiết phải có sự hướng dẫn, giám sát của các cơ quan chuyên môn của tỉnh, của huyện; UBND cấp xã, Ban quản lý Chương trình cấp xã phải nghiêm túc triển khai thực hiện để đảm bảo dân chủ, tạo sự đồng thuận trong xã hội, chủ động triển khai các nội dung của Chương trình, đặc biệt các tiêu chí về môi trường, tổ chức sản xuất, xây dựng hệ thống chính trị.
Vấn đề phân cấp đầu tư: Theo hướng dẫn của TW, chủ đầu tư các dự án xây dựng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã là Ban quản lý xây dựng nông thôn mới do UBND xã quyết định, nếu không đủ năng lực thì do UBND huyện giao cho đơn vị đủ năng lực làm chủ đầu tư. Vậy giải pháp triển khai thực hiện như thế nào, có những vướng mắc gì trong quá trình triển khai. Đây cũng là một nội dung quan trọng đề nghị Hội nghị cần bàn thảo, rút kinh nghiệm triển khai.
6. Về huy động các nguồn lực triển khai Chương trình:
Theo đề án của tỉnh, chúng ta cần huy động nhiều nguồn vốn đầu tư như: Vốn tín dụng (chiếm 30%); vốn từ các doanh nghiệp, HTX; huy động từ cộng đồng dân cư là 23%. Vậy, phương án huy động các nguồn lực trên như thế nào? Giải pháp nào để huy động sức đóng góp của nhân dân thực hiện Chương trình? (hiện nay một số địa phương đã thực hiện tốt các phong trào nhân dân hiến đất thực hiện Chương trình xây dựng NTM (đây cũng là nguồn lực đầu tư như Đông Triều, Hải Hà); một số địa phương khác còn nhiều lúng túng trong quá trình triển khai. Vì vậy, làm thế nào để nguồn vốn tín dụng đến được với người dân, tháo gỡ khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp đầu tư ở khu vực nông thôn? Đây cũng là một nội dung đề nghị Hội nghị tập trung thảo luận để triển khai hiệu quả.
7. Hướng dẫn triển khai hệ thống chính sách phục vụ Chương trình:
Để triển khai Chương trình một cách đồng bộ, hiệu quả, các ngành theo dõi các lĩnh vực liên quan đến Chương trình cần phải có hướng dẫn cụ thể các chính sách của Trung ương, xây dựng chính sách mang tính đặc thù của tỉnh để cho cấp huyện, cấp xã triển khai Chương trình. Các hướng dẫn triển khai phải đơn giản, dễ hiểu để mọi người dân dễ hiểu, dễ áp dụng thực hiện, biết được lộ trình và cách thức tham gia Xây dựng NTM hiệu quả, phù hợp, sát thực tế. Cần có một hệ thống chính sách toàn diện phục vụ cho Chương trình xây dựng NTM, theo đó tạo được hành lang pháp lý để tạo sự chủ động cho địa phương và nhân dân trong việc xác định các nguồn lực; cơ cấu nguồn lực, mức độ đóng góp của dân cho hợp lý, phù hợp điều kiện của nông dân tại từng khu vực, từng địa phương.
Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Tôi tuyên bố khai mạc Hội nghị, chúc các Đại biểu và qua các Đại biểu tới toàn thể nông dân tỉnh Quảng Ninh mạnh khỏe, hạnh phúc; chúc Hội nghị thành công tốt đẹp để đẩy nhanh Xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có chất lượng, hiệu quả./.
Nguồn: Bài phát biểu khai mạc của đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị bàn biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
Bài tuyên truyền về xây dựng Nông thôn mới
Thưa toàn thể nhân dân và các bạn đoàn viên, thanh niên thân mến!
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Thái Bình, với mục tiêu xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng hiện đại theo quy hoạch; cơ cấu kinh tế và hình thức sản xuất hợp lý; gắn phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; giữ gìn môi trường sinh thái; an ninh trật tự được đảm bảo; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao.
Để Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tốt, mỗi người dân và mỗi đoàn viên, thanh niên tỉnh Thái Bình phải là lực lượng đi đầu trong thi đua thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới với các nội dung sau:
Một: Mỗi người dân và đoàn viên, thanh niên phải hiểu rõ và tuyên truyền, vận động gia đình và mọi người xung quanh hiểu rõ xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi người dân nông thôn, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, mỗi người dân phải là chủ thể, mỗi gia đình phải đi đầu trong tham gia xây dựng nông thôn mới; không trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước.
Hai: Mỗi người dân và đoàn viên, thanh niên cần chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực học hỏi, nâng cao trình độ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
Ba: Mỗi người dân và đoàn viên, thanh niên cần tích cực tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng, huy động nhân dân và đoàn viên, thanh niên kiên cố hoá đường giao thông, thuỷ lợi, góp phần hiện hại hoá nông thôn; vận động các hộ gia đình cải tạo nhà cửa, vườn ao, chuồng trại, xây nhà vệ sinh cải tiến, hầm bioga; tích cực trồng cây, trồng rừng và bảo vệ rừng, thu gom rác thải, sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, bảo vệ môi trường sống.
Bốn: Mỗi người, mỗi hộ gia đình cần gương mẫu thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, bài trừ mê tín, dị đoan và các hủ tục lạc hậu; thực hiện nếp sống văn minh, tiết kiệm trong việc cưới, việc tang; phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; đẩy mạnh khai thác các nhà văn hoá, điểm vui chơi cộng đồng phục vụ các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao trong thanh thiếu nhi và các tầng lớp nhân dân.
Năm: Các cấp uỷ đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân quan tâm bồi dưỡng, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong phát triển kinh tế – xã hội, đảm nhận các đoạn đường thanh niên tự quản, tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; giúp đỡ thanh thiếu niên chậm tiến; tích cực tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm chung tay, góp sức của mỗi người dân, quyết tâm xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Bình ngày càng giàu đẹp và văn minh.