Sơ lược quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về vấn đề dân tộc – TT HCM

Sơ lược quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về vấn đề dân tộc: Dân tộc là vấn đề rộng lớn, bao gồm những quan hệ về chính trị, kinh tế, lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng và văn hoá giữa các dân tộc, các nhóm dân tộc và bộ tộc.

Sơ lược quan điểm về vấn đề dân tộc

– Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử.

+ Mác-Ăngghen đã đặt nền móng tư tưởng cho việc giải quyết vấn đề dân tộc một cách khoa học.

Hình thức cộng đồng tiền dân tộc như thị tộc, bộ tộc, bộ lạc. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của các dân tộc tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các nước đế quốc thi hành chính sách vũ trang xâm lược, cướp bóc, nô dịch các dân tộc nhỏ từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa. Mác và Ăngghen nêu lên quan điểm cơ bản có tính chất phương pháp luận để nhận thức và giải quyết vấn đề nguồn gốc, bản chất của dân tộc, những quan hệ cơ bản của dân tộc, thái độ của giai cấp công nhân và Đảng của nó về vấn đề dân tộc.

READ:  Câu hỏi trắc nghiệm môn TT HCM có đáp án phần 7 từ câu 301 - 350

+ Lênin đã phát triển quan điểm này thành hệ thống lý luận toàn diện và sâu sắc về vấn đề dân tộc, làm cơ sở cho cương lĩnh, đường lối, chính sách của các Đảng Cộng sản về vấn đề dân tộc. Trong đó đáng chú ý là các vấn đề:

Sự phát triển của vấn đề dân tộc, theo Lênin có hai xu hướng trong điều kiện của CNTB: Sự thức tỉnh ý thức dân tộc, phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc sẽ dẫn đến hình thành các quốc gia dân tộc độc lập.Với việc tăng cường và phát triển các mối quan hệ giữa các dân tộc sẽ dẫn tới việc phá huỷ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, thiết lập sự thống nhất quốc tế của CNTB, của đời sống KT-CT-XH….

Vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề dân tộc thuộc địa

Khi các nước đế quốc đi xâm chiếm thuộc địa để mở rộng thị trường, chúng thực hiện sự áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế, nô dịch về văn hoá đối với các nước bị xâm chiếm- thì vấn đề dân tộc trở thành vấn đề dân tộc thuộc địa.

READ:  Phần 4 câu 151 - 200 câu hỏi và đáp án trắc nghiệm tư tưởng Hồ Chí Minh

Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ ách áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập.

Vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại cách mạng vô sản đầu thế kỷ XX có mấy luận điểm cơ bản sau: