Nêu đặc điểm, nguyên tắc hạch toán hợp đồng tương lai cho mục đích kinh doanh

1. Khái niệm hợp đồng tương lai

a) Theo wikipedia:

A futures contract (more colloquially, futures) is a standardized contract between two parties to buy or sell a specified asset of standardized quantity and quality for a price agreed upon today (the futures price or strike price) with delivery and payment occurring at a specified future date, the delivery date.

b) Theo từ điển investopedia:

Future is a contractual agreement, generally made on the trading floor of a futures exchange, to buy or sell a particular commodity or financial instrument at a pre-determined price in the future. Futures contracts detail the quality and quantity of the underlying asset; they are standardized to facilitate trading on a futures exchange. Some futures contracts may call for physical delivery of the asset, while others are settled in cash.
Đơn giản hơn nữa :

Future is an agreement to buy or sell a specific amount of a commodity or financial instrument at a particular price on a stipulated future date; the contract can be sold before the settlement date.

c) Theo quy định của Bộ tài chính (Dự thảo Thông tư hướng dẫn kế toán công cụ tài chính phái sinh)

Hợp đồng tương lai: Là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa các bên để mua hoặc bán một số tài sản, nghĩa vụ phải trả hoặc công cụ tài chính nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá niêm yết tại ngày giao dịch, được chuẩn hoá theo quy định và được giao dịch trên sàn giao dịch tập trung.

Nói cách khác, hợp đồng tương lai (futures contract) là một hợp đồng chuẩn hóa giữa hai bên được tiến hành chủ yếu trên sàn giao dịch chứng khoán hoặc sàn giao dịch tương lai nhằm trao đổi một tài sản cụ thể có chất lượng và khối lượng chuẩn hóa với giá thỏa thuận hôm nay nhưng lại giao hàng vào một thời điểm cụ thể trong tương lai ( ngày giao hàng).

2. Đặc điểm hợp đồng tương lai

Các hợp đồng này được giao dịch thông qua sàn giao dịch tương lai (futures exchange). Một bên đồng ý mua tài sản cơ sở trong tương lai, còn một bên đồng ý bán trong tương lai. Hợp đồng này phản ánh kỳ vọng của các bên – người bán hy vọng giá hàng hóa sẽ giảm, còn người mua hy vọng giá hàng hóa sẽ tăng.

READ:  Những thành công và hạn chế của Việt Nam khi xuất khẩu hh sang thị trường EU

Tài sản cơ sở trong hợp đồng tương lai có thể hoàn toàn không phải là “hàng hóa” truyền thống – nghĩa là, đối với hợp đồng tài chính tương lai, tài sản hoặc mặt hàng cơ sở có thể là các loại tiền tệ, chứng khoán hay công cụ tài chính và tài sản vô hình hoặc các khoản mục tham chiếu như chỉ số chứng khoán và lãi suất.

Việc mua bán đòi hỏi cả hai bên đặt cọc một khoản tiền ban đầu, gọi là tiền ký quỹ. Do giá tương lai thay đổi hàng ngày nên mức chênh lệch giữa giữa giá đã ấn định trước và giá tương lai mỗi ngày cũng được tính toán hàng ngày. Trung tâm giao dịch sẽ rút tiền trong tài khoản ký quỹ của một bên và chuyển vào tài khoản của bên kia, sao cho mỗi bên sẽ nhận được khoản lãi hay lỗ thích hợp mỗi ngày. Nếu tài khoản ký quỹ xuống thấp hơn một giá trị nào đó thì người ta sẽ yêu cầu thêm khoản ký quỹ và chủ sở hữu sẽ phải bổ sung thêm tiền vào tài khoản này. Do đó, vào ngày giao hàng, số tiền mua bán không phải theo giá ghi trong hợp đồng mà là giá trị giao ngay .

3. Nguyên tắc kế toán hợp đồng tương lai

1 – Tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực: Khi tham gia vào hợp đồng tương lai, kế toán căn cứ vào thông báo của nhà môi giới về số tiền ký quỹ ban đầu phải nộp để ghi nhận số tiền ký quỹ ban đầu mở tại tài khoản ký quỹ ở nhà môi giới là tài sản phái sinh. Phí môi giới phải trả cho nhà môi giới (nếu có) được ghi nhận toàn bộ vào chi phí tài chính trong kỳ phát sinh.

READ:  70+ Câu hỏi thi trắc nghiệm thi cán bộ công đoàn giỏi

2 – Khi có sự biến động về giá cả hàng hoá, chứng khoán, lãi suất, tỷ giá hối đoái trên thị trường, căn cứ thông báo của sàn giao dịch hoặc nhà môi giới, kế toán ghi nhận khoản biến động về tiền ký quỹ theo nguyên tắc:

– Trường hợp doanh nghiệp sử dụng hợp đồng tương lai cho mục đích kinh doanh, khoản biến động về tiền ký quỹ được hạch toán ngay vào doanh thu hoạt động tài chính (nếu tăng) hoặc chi phí tài chính (nếu giảm);

3 – Khi số dư tài khoản ký quỹ thấp hơn mức ký quỹ tối thiểu theo quy định của sàn giao dịch hoặc nhà môi giới, doanh nghiệp phải ghi nhận số tiền nộp bổ sung vào tài khoản ký quỹ để duy trì số dư tài khoản ký quỹ không thấp hơn mức ký quỹ tối thiểu.

4 – Khi thanh lý hợp đồng tương lai, kế toán thu hồi lại số dư tiền ký quỹ và ghi giảm tài khoản ký quỹ.

5 – Trường hợp hợp đồng tương lai hàng hoá quy định có sự chuyển giao hàng hoá hiện vật, bên bán phải ghi nhận doanh thu bán hàng, bên mua phải ghi nhận hàng tồn kho theo giá niêm yết của hàng hoá trên sàn giao dịch. Việc thanh toán tiền mua hàng giữa các bên được thực hiện thông qua tài khoản ký quỹ