Bảo hiểm xã hội là một chính sách quan trọng nhất trong hệ thống An sinh xã hội. Bảo hiểm xã hội là xương sống trong hệ thống An sinh xã hội, nó thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực và sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức và quản lý của mỗi quốc gia.
+ Đối tượng chính của Bảo hiểm xã hội là người lao động- một lực lượng đông đảo trong xã hội.
+ Qũy Bảo hiểm xã hội được tạo lập theo nguyên tắc có đóng –có hưởng, số đông bù số ít, mang tính chất san sẻ, Nhà nước tham gia đóng góp chỉ 1 phần, tạo nên sự bền vững lâu dài.
Mọi người lao động trong xã hội đều có quyền bình đẳng trước Bảo hiểm xã hội không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp…..đều có quyền tham gia Bảo hiểm xã hội.
Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm Bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bảo hiểm cho người lao động của mình :
+ Họ phải đóng góp vào quỹ Bảo hiểm xã hội 1 khoản tiền nhất định so với tổng quỹ lương.
+ Họ phải thực hiện đầy đủ các chế độ Bảo hiểm xã hội đối với những người lao động mà mình sử dụng.
Mức hưởng Bảo hiểm xã hội phải thấp hơn mức lương và mức tiền công của người lao động đi làm, nhưng phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động.
Các mức hưởng Bảo hiểm xã hội phụ thuộc nhiều yếu tố sau:
- Tình trạng sức khoẻ, thương tật thông qua giám định y khoa.
- Ngành nghề công tác của người lao động
- Thời gian công tác và tiền lương của người lao động
- Mức đóng góp Bảo hiểm xã hội và thời gian đóng góp
- Tuổi thọ bình quân của mỗi quốc gia.
- Điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước qua từng thời kỳ.
Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp Bảo hiểm xã hội từ việc ban hành các chính sách và tổ chức bộ máy thực hiện các chính sách Bảo hiểm xã hội.